Dinh dưỡng hôm nay

TP.HCM xét nghiệm nhanh cho tất cả người trên 65 tuổi, có bệnh nền

MangYTe - Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, người dân sẽ được theo dõi sức khỏe tại nhà và được tư vấn qua mạng lưới 'Thầy Thu*c đồng hành'. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được cấp và uống ngay Thu*c kháng virus.

Người dân trên 65 tuổi được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận 11 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 8-3, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi Sở Y tế, Sở Thông tin - truyền thông, UBND các quận, huyện, TP Thủ Ðức, UBND các phường, xã, thị trấn về việc triển khai đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Theo UBND TP, thời gian gần đây, tuy số ca T* vong do COVID-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn TP tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

Theo kết quả phân tích của ngành y tế, phần lớn trường hợp nặng và T* vong do COVID-19 trên địa bàn TP có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vắc xin.

Đặc biệt, khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng và chưa được phát hiện là F0 trước đó nên chưa được sử dụng Thu*c kháng virus.

Trước đó, ngày 18-2-2022, UBND TP đã phát động "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022". Việc mở đợt cao điểm của chiến dịch hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao tại thời điểm này rất cần thiết, nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm T* vong.

Theo đề nghị của Sở Y tế, thời gian đợt cao điểm kéo dài đến ngày 31-3-2022, đối tượng là người trên 65 tuổi, có bệnh nền.

Theo đó, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để cập nhật danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi có kèm bệnh nền). Hoạt động này hoàn thành trước ngày 15-3.

Ngoài ra, ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao theo danh sách đang quản lý và danh sách đã được cập nhật. thời gian hoàn thành xét nghiệm trước ngày 20-3.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, theo dõi sức khỏe tại nhà và được tư vấn từ xa qua mạng lưới "thầy thu*c đồng hành".

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cấp ngay và uống thu*c kháng virus, chăm sóc, theo dõi theo hướng dẫn của sở y tế về "hướng dẫn gói thu*c chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người f0".

Tăng cường tuyên truyền, thuyết phục và phấn đấu tiêm vắc xin cho tất cả người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa được tiêm. Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ cao trước ngày 29-3.

Tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao, đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

Nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình.

Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị.

Cần lưu ý các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.

TP.HCM đã tiêm 10,7 triệu liều vắc xin, có 62,7% người trên 65 tuổi tiêm mũi 2

TTO - Trong ngày đầu nới lỏng giãn cách xã hội, TP.HCM đã tiêm được 264.237 liều vắc xin COVID-19, nâng tổng số liều được tiêm từ đợt 1 đến nay hơn 10,7 triệu liều. Hiện đã có 62,7% người trên 65 tuổi đã được tiêm mũi 2.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tp-hcm-xet-nghiem-nhanh-cho-tat-ca-nguoi-tren-65-tuoi-co-benh-nen-20220308191427796.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY