Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Trám răng - nên hay không?

Sâu răng có thể gây đau, nhiễm trùng, thậm chí mất răng. Vì vậy đừng băn khoăn khi quyết định bảo vệ khi chúng chưa có dấu hiệu gì.

Đối với những bệnh về răng miệng, sự ngăn ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp bạn tránh phải điều trị tốn kém và đau đớn sau này nếu bị sâu răng tấn công.

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Cứ trám là hết sâu răng?

Tâm lý chung của nhiều người là khi răng miệng trục trặc hết chịu nổi mới tìm tới nha sĩ chứ ít khi có khái niệm kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do đó, nhiều khi gõ của nha sĩ thì răng đã bị lâm vào tình trạng bị sâu nặng, thậm chí lỗ sâu đã ăn vào khá lớn gây tổn thương đến tủy, buộc phải nhổ đi. Hoặc một số trường hợp đi đến nha sĩ với mục đích chỉ để tẩy trắng, cạo vôi răng, rồi mới vô tình được thông báo là “hàm ngọc” có hơi nhiều lỗ sâu, lúc này mới tiến hành trám răng.

Thực tế, khi răng đã bị sâu, trám không phải là cách để chấm dứt sâu răng mà chỉ là khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu trám đặc biệt. Chất trám này không thể thay thế được men và ngà răng nên rất dễ bể và sứt nếu bệnh nhân vẫn có thói quen nhai thức ăn quá cứng.

Ngoài ra, răng sẽ bị tái phát sâu trở lại nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút Thu*c lá, uống cà-phê nhiều. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần… Nếu sâu nặng gây đau nhức thì phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu răng bị bể to không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.

Vì vậy, chỉ có biện pháp phòng ngừa cộng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được nguy cơ mắc sâu răng, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải luôn được theo dõi. Trong đó, trám phòng ngừa các răng hàm cũng là một cách tránh những tác nhân gây sâu răng.

Nhanh, đơn giản, giá rẻ

Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt.

Trám răng phòng ngừa áp dụng trên các răng chưa bị sâu, nhằm làm phẳng bớt bề mặt nhiều trũng, rãnh vốn là nơi dễ bị bám đọng thức ăn của răng.

Quá trình trám răng cũng được các nha sĩ thực hiện rất nhanh chóng với thủ thuật đơn giản giá thành cũng không quá mắc.

Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng vì chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng cho mình nên các bậc phụ huynh cần “đầu tư” đẻ bảo vệ đôi hàm ngọc cho con, đặc biệt là trên các hàm vĩnh viễn. Độ tuổi thường được nha sĩ khuyến khích trám răng phòng ngừa là 6-12 tuổi. Tất nhiên, thanh thiếu niên, người lớn cũng có thể trám răng phòng ngừa, nhưng có lẽ điều này ít cần thiết hơn vì mọi người cũng đã quan tâm và biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng rồi.

Nên thực hiện sớm:

Có một số vùng trong khoang miệng như tại các kẽ răng, khu vực răng khôn bàn chải đánh răng khó với tới được nên thức ăn thường bám dính. Chúng “cư ngụ” ở các hố rãnh và bề mặt răng trong thời gian dài sẽ gây phá hủy men răng, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần lên.

Thế nên, theo lời khuyên của nha sĩ thì các đối tượng nên trám răng phòng ngừa bao gồm:

- Trẻ em nên được trám phòng ngừa ngay khi răng mới mọc, cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

- Thiếu niên và người trưởng thành có cơ địa dễ bị sâu răng như răng hàm có rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy thức ăn với bàn chải. Người có men răng yếu, mỏng, người mắc bệnh khô nước bọt…

Sau khi trám răng lần đầu tiên, nên đến nha sĩ kiểm tra răng sau đó đều đặn mỗi 6 tháng để kiểm tra “tuổi thọ” của Thu*c trám. Trong quá trình trám nếu răng bị dính nước bọt, đặt biệt là các trẻ không chịu hợp tác để bác sĩ trám răng hoặc không giữ gìn răng đúng cách sau đó cũng hạn chế tác dụng của chất trám, răng vẫn có thể bị sâu.

Bảo vệ “hàm ngoc”:

Để có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi rau củ…

Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút Thu*c lá, uống nhiều cà-phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.

AloBacsi.vn Theo Đẹp online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tram-rang-nen-hay-khong-n42551.html)

Chủ đề liên quan:

Alobacsi.vn sâu răng trám răng

Tin cùng nội dung

  • Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con Tu vong.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY