Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Tr*nh th*i bằng tính vòng kinh

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Cơ sở của quy luật

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan chặt chẽ đến khả năng thụ thai. Nói cách khác, chính chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ điều khiển và quyết định những thời điểm mà người phụ nữ có thể thụ thai.

Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ gia tăng, lớp nội mạc tử cung dày lên, chuẩn bị điều kiện để có thể đón trứng đã thụ tinh từ vòi trứng xuống làm tổ. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tăng sinh, có thời gian khoảng 14 ngày, nhưng thường thay đổi tùy theo chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn ở mỗi người.

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, trứng trưởng thành hoàn toàn (trứng chín) và rụng, hàm lượng progesteron gia tăng, làm cho các tế bào nội mạc tử cung phình to và giữ nước, tạo điều kiện dễ dàng để trứng đã thụ tinh có thể bám vào làm tổ. Ngoài ra, khi trứng rụng, chất nhầy ở cổ tử cung từ dạng sền sệt bắt đầu trở nên loãng, dai và nhớt, tạo điều kiện dễ dàng cho tinh trùng đi qua và di chuyển vào tử cung để lên vòi trứng. Giai đoạn tiếp theo này được gọi là giai đoạn chế tiết, thường có thời gian ổn định là 14 ngày.

Sau thời kỳ trứng rụng, nếu không có trứng thụ tinh, nghĩa là không xảy ra thụ thai, khả năng sản xuất estrogen và progesteron tại buồng trứng sẽ giảm thấp. Các tế bào sũng nước của nội mạc tử cung không cần thiết nữa, tự động bong tróc ra. Tử cung co bóp đẩy các mảnh nội mạc và máu xuống *m đ*o, bắt đầu giai đoạn hành kinh với một lượng máu kinh nguyệt và các mảnh nội mạc được đưa ra theo đường *m đ*o. Trong trường hợp có xảy ra thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ đến bám vào nội mạc tử cung và làm tổ, hiện tượng kinh nguyệt mất đi như dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai.

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Khi giai đoạn hành kinh vừa chấm dứt (sạch kinh), cổ tử cung giảm tiết chất nhầy và người phụ nữ cảm thấy *m đ*o khô. Sau đó, chất nhầy dần dần xuất hiện ở dạng sền sệt, tạo cảm giác ẩm ướt ở *m đ*o.

Toàn bộ chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 28 ngày, có thể ngắn hơn ở một số người và dài hơn ở một số người khác, có thể dao động trong khoảng 24 – 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt dù ngắn hay dài nhưng luôn duy trì được tính ổn định, đều đặn là dấu hiệu của một sức khỏe tốt. Khi có các bệnh gây rối loạn kinh nguyệt thì chu kỳ này sẽ thay đổi thất thường, không còn đều đặn nữa.

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt được tính khởi đầu (ngày thứ nhất) từ ngày bắt đầu hành kinh, kéo dài cho đến ngày cuối cùng trước ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.

Phương pháp tính ngày

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng được tính toán là vào ngày thứ 14 trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới. Tuy nhiên, để sự tính toán này được chính xác, yêu cầu quan trọng là người phụ nữ phải có kinh nguyệt điều hòa, ổn định.

Tinh trùng sau khi xuất tinh có khả năng sống trong cơ thể người phụ nữ từ 4 – 6 ngày, trứng sau khi rụng có thể tiếp tục sống từ 1 – 2 ngày, nên sự giao hợp vào khoảng 6 ngày trước khi trứng rụng và 2 ngày sau khi trứng rụng cũng có khả năng thụ thai. Thời gian trứng rụng có thể dao động trong khoảng 2 – 3 ngày. Như vậy, thời gian có thể thụ thai được tính toán là khoảng 11 ngày, kéo dài từ trước khi trứng rụng 6 ngày và sau khi trứng rụng 2 ngày.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường có sự dao động mỗi tháng, nên ngày khởi đầu mỗi kỳ kinh có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, mỗi kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Để đảm bảo tính an toàn, người sử dụng phương pháp tính ngày phải ghi chép lại ít nhất là 6 chu kỳ kinh nguyệt liên tục, qua đó xác định chu kỳ kinh dài nhất và chu kỳ kinh ngắn nhất. Giả sử mức độ chênh lệch giữa 2 chu kỳ này là 5 ngày, thời gian có thể thụ thai sẽ được tính toán là: 11 5 = 16 ngày.

Theo sự tính toán trên, những ngày có khả năng thụ thai sẽ là những ngày phải tránh giao hợp. Thực tế cho thấy là mức độ hiệu quả của phương pháp tính ngày rất hạn chế, vì tính chất phức tạp và những ngày “kiêng cữ” kéo dài. Hơn nữa, theo bản năng tự nhiên thì những ngày “kiêng cữ” này lại là những ngày mà người phụ nữ gia tăng sự ham muốn T*nh d*c nên rất khó kiềm chế. Vì thế, người ta lấy phương pháp này làm cơ sở và áp dụng thêm một số phương pháp khác nữa để tìm ra một cách chính xác hơn những ngày “giao hợp an toàn”.

Phương pháp theo dõi nhiệt độ cơ thể

Dựa vào sự tăng thân nhiệt từ 0,3 – 0,50C sau khi trứng rụng, phương pháp này xác định sau khi nhiệt độ đã tăng ổn định được 3 ngày thì giao hợp bắt đầu an toàn. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác cũng có thể làm cho thân nhiệt tăng, vì thế vẫn phải lấy phương pháp tính ngày ở trên làm nền tảng, xác định tương đối giai đoạn rụng trứng, sau đó mới sử dụng kết quả theo dõi nhiệt độ cơ thể để xác định chính xác hơn ngày rụng trứng.

Theo phương pháp này, khi xác định thân nhiệt tăng ổn định được 3 ngày liên tục thì có thể bắt đầu giai đoạn giao hợp an toàn, kéo dài cho đến khi bắt đầu kỳ kinh kế tiếp.

Phương pháp theo dõi chất nhầy cổ tử cung

Dựa vào tính chất thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung, phương pháp này xác định 3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ:

Giai đoạn khô: Là khoảng vài ba ngày sau khi sạch kinh, hàm lượng estrogen giảm mạnh làm cho cổ tử cung tiết ra rất ít dịch nhầy, người phụ nữ có cảm giác khô *m đ*o rất rõ rệt.

Giai đoạn ướt: Là thời gian gần lúc rụng trứng, khi lượng estrogen ngày càng được gia tăng, làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra ngày càng nhiều hơn. Người phụ nữ có cảm giác ẩm ướt trong *m đ*o. Lượng dịch nhầy tiếp tục gia tăng và ngày càng loãng hơn, cho đến thời điểm trứng rụng thì dịch nhầy trở nên loãng, nhớt và rất dai. Một giọt chất nhầy vào thời điểm này nếu đặt giữa hai ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo dài ra sẽ có khả năng tạo thành một sợi dài khoảng 8 – 12cm.

Giai đoạn sau rụng trứng: Do lượng progesteron gia tăng, dịch nhầy ở cổ tử cung bắt đầu trở nên đặc hơn, ít dần đi, có màu đục và dính. Cảm giác khô *m đ*o dần dần trở lại, kéo dài cho đến giai đoạn hành kinh kế tiếp.

Theo phương pháp này, giao hợp có thể an toàn trong giai đoạn khô và khoảng 4 ngày sau khi dịch nhầy bắt đầu xuất hiện ở *m đ*o. Thời kỳ tránh giao hợp kéo dài cho đến khoảng 4 ngày sau khi có dịch nhầy loãng và dai báo hiệu thời điểm rụng trứng. Giao hợp an toàn trong giai đoạn sau rụng trứng, kéo dài đến kỳ kinh kế tiếp.

Vận dụng kết hợp

Dựa vào ưu và nhược điểm của các phương pháp trên, có thể đưa ra một phương pháp vận dụng kết hợp những điểm dễ nhận biết nhất để xác định các thời điểm giao hợp an toàn như sau:

Giao hợp an toàn bắt đầu sau giai đoạn hành kinh, kéo dài cho đến khi chất nhầy bắt đầu xuất hiện ở *m đ*o thì chấm dứt.

Sau khi chất nhầy chuyển sang trạng thái loãng và dai, theo dõi thân nhiệt để xác định sự gia tăng nhiệt độ. Khoảng 4 ngày sau khi chất nhầy đã hết loãng và dai, và ít nhất là thân nhiệt đã tăng ổn định được 3 ngày, giao hợp an toàn có thể tiếp tục và kéo dài cho đến kỳ kinh kế tiếp.

Ưu – nhược điểm

Như đã nói, ưu điểm của biện pháp Tr*nh th*i này là hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ, do đó có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng nào.

Nhược điểm của biện pháp này là nếu không có sự tuân thủ nghiêm ngặt sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại.

Mặt khác, biện pháp này có thể gây khó chịu cho một số người về mặt S*nh l* bởi vì giai đoạn “kiêng cữ” (quanh thời điểm rụng trứng) cũng chính là giai đoạn mà ham muốn T*nh d*c của người phụ nữ lên cao nhất.

Hiệu quả Tr*nh th*i của biện pháp này thường rất cao vào giai đoạn sau khi rụng trứng, nhưng có thể chỉ tương đối vào giai đoạn trước khi rụng trứng. Do đó, tỷ lệ thất bại có thể lên cao vào giai đoạn này.

Để khắc phục những nhược điểm của biện pháp này, người sử dụng có thể dùng kết hợp với một biện pháp Tr*nh th*i khác nữa, chẳng hạn như sử dụng bao cao su.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/tranh-thai-bang-tinh-vong-kinh/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY