Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ 4 tháng tuổi co giật toàn thân sau khi uống Thuốc bột màu vàng không rõ thành phần, nguồn gốc để chữa đi ngoài

Theo thông tin từ Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ, 23h00 đêm 15/5/2020, khoa Cấp cứu – Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận một bệnh nhi nữ (4 tháng tuổi, trú tại huyện Lâm Thao, Phú Thọ) chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán theo dõi viêm não, màng não.

Qua khai thác bệnh sử, mẹ bệnh nhi cho biết, trước vào viện 10 ngày, trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng 7–8 lần/ngày, phân màu xanh, lẫn dịch nhầy. Gia đình cho đi khám tại phòng khám tư nhân và được kê đơn 2 túi Cũng theo lời kể của gia đình, bệnh nhi

BSCKI. Nguyễn Phú Thạch – Khoa Cấp cứu của Trung tâm cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhi tự thở, da niêm mạc hồng lơ mơ, phản xạ chậm, nhịp thở chậm, tim nhịp chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng dương tính, không có yếu liệt thần kinh khu trú.

Từ kết quả thăm khám bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc Thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc. Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, hiện nay bệnh nhi đã tỉnh, không còn tình trạng co giật, sức khỏe ổn định.

Đặc biệt, các bác sĩ đã xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Hướng dẫn sử dụng Thuốc mà bệnh nhi đã uống và kết quả X-quang gói Thuốc cho thấy hình ảnh cản quang.

Từ trường hợp của bệnh nhi 4 tháng tuổi này, các bác sĩ Nhi khoa một lần nữa nhắc lại khuyến cáo đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh: "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau:

- Khi con bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và việc sử dụng Thuốc cho con phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

- KHÔNG tự ý mua Thuốc cho con khi bị bệnh. Đặc biệt, KHÔNG áp dụng đơn Thuốc của bé khác với dấu hiệu tương tự cho con.

- KHÔNG sử dụng các loại Thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc xuất xứ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tre-4-thang-tuoi-co-giat-toan-than-sau-khi-uong-thuoc-bot-mau-vang-khong-ro-thanh-phan-de-chua-di-ngoai-20200520104830844.chn)

Tin cùng nội dung

  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói