Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ em cũng dễ nhiễm nCoV

Trung Quốc-Nghiên cứu của hai bệnh viện và đại học cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm nCoV cũng như người lớn, trái với giả thuyết trước đây rằng các bé ít mắc hơn.

Nghiên cứu của Đại học Khoa học & Công nghệ miền Nam cùng hai bệnh viện ở Thâm Quyến công bố trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Mới nổi ngày 4/3. 

Nhóm chuyên gia đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 365 bệnh nhân tại thành phố Thâm Quyến. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19 tăng đột ngột theo diễn biến của dịch. Trước ngày 24/1, chỉ 2% số ca dương tính là trẻ em. Song sau ngày 25/1, tỷ lệ tăng lên 13%.

Theo các chuyên gia, trẻ em càng tiếp xúc nhiều với virus càng có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ chủ yếu lây bệnh từ các thành viên trong gia đình.

Y tá Yang Liu nhận bức tranh vẽ tay của một bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán vào ngày 28/2. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg tại Mỹ chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa tuổi tác và xác suất nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cũng lấy dữ liệu từ 391 bệnh nhân Thâm Quyến và 1.286 người tiếp xúc gần. Họ cho biết trong số các ca dương tính có 7,4% là trẻ em dưới 10 tuổi, tương đương với mức trung bình 7,9% ở các nhóm tuổi khác. Song chúng ít biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cho rằng trẻ em có ít khả năng nhiễm Covid-19. Theo các dữ liệu chính thức ở Trung Quốc, trong số hơn 44.000 ca bệnh tính đến ngày 11/2, có 2,1% dưới 20 tuổi. Chỉ 2,5% có triệu chứng nghiêm trọng và 0,2% biểu hiện nguy kịch. Có một thanh niên Tu vong. Từ đó đến nay, toàn thế giới chưa ghi nhận ca Tu vong nào ở trẻ dưới 9 tuổi.

Chuyên gia dịch tễ Keiji Fukuda tại Đại học Hong Kong nhận định, cần thực hiện thêm các nghiên cứu trước khi đưa ra nhận định cuối cùng về tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em. Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các phân tích có thể sai số do trường học đóng cửa trong khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.

"Chúng ta chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ em tiếp xúc với virus trong môi trường học đường", ông nói.

Tính đến sáng 9/3, thế giới có hơn 110.000 ca dương tính, 3.838 trường hợp Tu vong, trong đó 62.276 bệnh nhân đã hồi phục. Hàn Quốc vẫn là ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc với hơn 7.300 ca bệnh và 51 người ch*t. Dù lây lan nhanh chóng, tỷ lệ Tu vong tại Hàn Quốc thấp hơn mức trung bình.

Việt Nam ghi nhận 30 ca nhiễm, trong đó 16 bệnh nhân được điều trị thành công. Các tỉnh có bệnh nhân mới là Hà Nội và Quảng Ninh mỗi nơi 4 ca, Đà Nẵng và Lào Cai mỗi nơi 2 ca, Huế và Ninh Bình mỗi nơi một ca.

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tre-em-cung-de-nhiem-ncov-4066326.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY