Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ em là nguồn lây thầm lặng nCoV

Một báo cáo mới ở Mỹ kết luận trẻ em không miễn dịch với Covid-19, thậm chí có thể là một nguồn lây quan trọng trong cộng đồng.

Điều này khác hoàn toàn với một số quan điểm trước đây, rằng tình trạng nhiễm ncov chủ yếu gặp ở người lớn.

Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 20/8 trên tạp chí nhi khoa, các chuyên gia thuộc bệnh viện đa khoa massachusetts và bệnh viện đa khoa nhi khoa đại chúng tại mỹ cho biết trong số 192 trẻ em được theo dõi, 49 em dương tính ncov có mật độ virus trong đường thở cao hơn đáng kể so với các bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành.

Tiến sĩ Alessio Fasano, tác giả chính của công trình, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh học và Miễn dịch thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, phát biểu: "Trẻ em không có miễn dịch với Covid-19. Mức độ nặng của triệu chứng không liên quan đến việc tiếp xúc và nhiễm trùng".

Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng trong độ tuổi từ 0 đến 22, nhập viện hoặc tới phòng khám do nghi ngờ nhiễm nCoV.

Fasano cho biết một số trẻ em tới những cơ sở này sau khi có biểu hiện mắc covid-19. những trẻ khác không có triệu chứng nhưng vẫn được đưa đến bệnh viện vì chúng đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc sống trong khu vực lưu hành dịch.

Ông nói: "trong đại dịch, nhân viên y tế chủ yếu sàng lọc các đối tượng có triệu chứng, vì vậy chúng ta đã đưa ra kết luận sai lầm rằng phần lớn người mắc bệnh là người lớn, không coi trẻ em là một nguồn lây ncov quan trọng. điều này hoàn toàn không đúng".

Mặc dù số lượng trẻ xét nghiệm dương tính có thể là một cú sốc đối với một số người, tiến sĩ Roberta DeBiasi, trưởng khoa Truyền nhiễm Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Washington DC, Mỹ cho biết bà không ngạc nhiên với kết quả này khi dựa trên những bệnh nhân mà bà đã gặp.

Bà phát biểu: "chúng ta đã biết trong nhiều bệnh đường hô hấp khác, trẻ em là một nguồn lây quan trọng". tuy nhiên, bà cho rằng nghiên cứu này rất độc đáo vì nó bổ sung thêm phần xác định tải lượng virus.

Các tác giả của nghiên cứu này phản đối giả thuyết hiện tại rằng trẻ em ít khả năng mắc covid-19 hơn người lớn vì chúng có ít thụ thể ace2 (phân tử protein nằm trên màng tế bào) hơn. các thụ thể này liên kết với ncov và cho phép nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh.

Mặc dù các nhà khoa học phát hiện trẻ nhỏ có ít thụ thể ace2 hơn người lớn, họ thấy trẻ em nhiễm ncov mang tải lượng virus rất cao. điều này khiến các tác giả nghĩ rằng trẻ em dễ lây nhiễm hơn người lớn và gọi chúng là "nguồn lây thầm lặng" của covid-19, dù chúng có biểu hiện triệu chứng nặng hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra chỉ một nửa số trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với ncov bị sốt. như vậy, quá phụ thuộc vào máy đo thân nhiệt có thể gây bỏ sót các đối tượng mắc covid-19.

"tỷ lệ phát hiện được tất cả các trường hợp nhiễm ncov là bao nhiêu? câu trả lời là khoảng 50%", debiasi nói. "chúng ta vẫn phải áp dụng tất cả các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh vì trẻ em rất dễ bị bỏ sót khỏi các phương pháp sàng lọc".

Tiến sĩ matthew heinz từ trung tâm y tế tucson ở arizona đã tận mắt chứng kiến sự lây truyền từ trẻ em sang người lớn. ông ủng hộ kết luận của báo cáo này.

Heinz nhận định: "Điều này không nhất quán với những gì tôi đã thấy ở bệnh nhân và gia đình của họ. Chúng ta đang tận mắt chứng kiến con người đang phải trải qua những gì mà nghiên cứu xác nhận".

Giữa hàng loạt cuộc tranh luận về việc có nên mở cửa lại trường học hay không, nhiều chuyên gia lo ngại trẻ em tạo ra một làn sóng nhiễm ncov mới, nhất là khi các trường học chỉ giám sát dịch dựa vào việc theo dõi triệu chứng, thay vì đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. họ cho rằng trẻ em có thể mang mầm bệnh đến các hộ gia đình và lây nhiễm cho nhiều người, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ chuyển nặng như người già hoặc người mắc bệnh mạn tính.

Mạnh Kha (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-em-la-nguon-lay-tham-lang-ncov-4150920.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY