Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ em mắc Covid tại TP HCM tăng gấp đôi mỗi tuần

Từ tháng 2 đến nay, số trẻ mắc Covid-19 ở TP HCM tăng 2-3 lần mỗi tuần, chủ yếu ở nhóm trẻ tiểu học.

Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, chiều 14/3, nhóm trẻ học tiểu học mắc Covid-19 cao hơn các lứa tuổi khác do đến trường học trực tiếp trở lại.

Hai sở Y tế cùng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các kịch bản, hướng dẫn xử lý F0 ở trường học để phù hợp tình hình thực tế. F0 trẻ em nặng cần phải nhập viện điều trị, các bệnh viện chuyên khoa nhi gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố sẵn sàng tiếp nhận. Các bệnh viện tuyến quận, huyện triển khai khoa, phòng khám Covid-19 cho trẻ em trong trường hợp bệnh viện tuyến thành phố quá tải.

Ngày 11/3, Sở Y tế yêu cầu ba bệnh viện nhi tăng số giường điều trị tại Khoa Covid-19 lên ít nhất 300, trong đó có 50 giường hồi sức. Các bệnh viện quận, huyện chuẩn bị tối thiểu 30-50% tổng số giường nội trú ở khu vực điều trị Covid-19 để dành cho trẻ. Các viện chỉ chuyển tuyến bệnh nhân khi có dấu hiệu chuyển nặng, hội chẩn với bệnh viện nhi tuyến trên trước khi chuyển.

Theo bà Mai, báo cáo ngày 9/3 của Sở Y tế ghi nhận số ca nhiễm mới có xu hướng giảm liên tục, số nhập viện ở các tầng không tăng đột biến. Số ca nặng và T* vong tăng nhẹ song vẫn ở mức thấp so với đỉnh dịch hồi tháng 8-9/2021. Tuần qua, nhiều phường xã chuyển cấp độ dịch từ vùng vàng lên vùng xanh, hiện toàn thành phố còn 4 phường xã màu cam.

Tính đến chiều 13/3, thành phố có hơn 569.700 ca Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Hơn 5.600 bệnh nhân đang điều trị, trong đó hơn 400 trẻ em dưới 16 tuổi, 88 bệnh nhân nặng đang thở máy; ba bệnh nhân cần can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Trong ngày có 577 trường hợp nhập viện, 541 ca xuất viện, ba ca T* vong.

Tổng số vaccine thành phố đã tiêm là hơn 8,1 triệu mũi một và hơn 7,3 triệu mũi hai. Ngoài ra, có hơn 4,7 triệu mũi ba được tiêm, gồm gần 678.000 mũi bổ sung và hơn 4,1 triệu mũi nhắc lại.

Riêng về kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC), cho hay hai ngành y tế và giáo dục đã phối hợp hoàn tất các bước chuẩn bị, như lên danh sách, huấn luyện tiêm chủng, tập huấn nhập liệu cho nhân viên y tế... Khi Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể và phân bổ vaccine Pfizer liều riêng cho trẻ em, TP HCM sẽ triển khai tiêm chủng.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-em-mac-covid-tai-tp-hcm-tang-gap-doi-moi-tuan-4438697.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY