nôn trớ sau khi ăn là một trong những biểu hiện rất đỗi bình thường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ vừa mới tập ăn hoặc bú. nhìn chung, triệu chứng này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. tuy nhiên, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý nếu nôn trớ kèm theo sốt hoặc sụt cân. bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, cần điều trị sớm.
Nôn trớ là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. tuổi càng nhỏ nôn trớ càng xuất hiện nhiều, nhất là trẻ sơ sinh. theo thống kê có tới 20 – 50% trẻ em và trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi ăn. thông thường, biểu hiện này sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khoa nhi cho biết, nôn trớ còn là một trong những triệu chứng của nhiều căn bệnh khác xảy ra ở trẻ nhỏ. chưa kể đến, nôn trớ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và nước khiến cơ thể trẻ suy nhược. nghiêm trọng hơn, mất cân bằng điện giải kéo dài có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng của trẻ. vì vậy, cha mẹ cần phải phân biệt rõ nôn trớ do S*nh l* hay bệnh lý để biết cách xử lý đúng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Theo phân biệt của các bác sĩ khoa nhi, nôn và trớ là hai biểu hiện hoàn toàn khác nhau. trớ có thể là hiện tượng S*nh l* rất đỗi bình thường ở những trẻ em và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. trẻ có thể bị trớ sữa trong khi bú hoặc sau khi bú. biểu hiện chủ yếu là một lượng sữa nhỏ trào tự nhiên ra mép miệng của trẻ nhưng trẻ không bị bất kỳ bệnh gì. nguyên nhân dẫn đến trớ có thể là do:
Còn đối với nôn, đây có thể là hiện tượng thức ăn bị đẩy ra ngoài do sự phối hợp co bóp giữa dạ dày, cơ hoành và thành bụng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường không giống nhau. Nôn có thể là do:
Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp nôn trớ sẽ tự hết mà không cần điều trị. tuy nhiên, khi con bị nôn trớ để tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho bé cha mẹ có thể thực hiện những điều dưới đây:
Thông thường nôn trớ thường không đáng quan tâm nếu triệu chứng này thoáng qua. tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn liên tục hoặc kèm theo bất kỳ biểu hiện khác, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để thăm khám. để ngăn chặn tình trạng nôn trớ xuất hiện ở con ngay sau ăn, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Trong trường này, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu tập ăn. Tốt nhất nên chia thức ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ và cho trẻ ăn trong ngày để đảm bảo trẻ vẫn nhận được đủ lượng thức ăn cần thiết. Trong mỗi bữa ăn, không nên cho con ăn kéo dài hơn 30 phút. Bởi thời gian ăn quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Đối với một số trẻ không dung nạp được lactose trong sữa bò, cha mẹ nên thay thế bằng một loại sữa thực vật khác như sữa đậu nành. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con uống sữa bò dưới dạng sữa chua.
Triệu chứng nôn trớ sau khi ăn của trẻ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lơ là và bỏ qua. bởi nôn trớ đôi khi là dấu hiệu mà cơ thể muốn cảnh báo trẻ mắc phải một bệnh lý ngoại khoa nào đó. vì vậy, nếu thấy trẻ bị nôn trớ sau khi ăn kèm theo một vài biểu hiện bất thường, bậc phụ huynh nên đưa con đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị.
Chủ đề liên quan:
hữu ích khi ăn khuyên lời khuyên lời khuyên hữu ích nôn trớ sau khi sau khi ăn trẻ hay nôn trớ