Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày: Mẹ phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, sủi bọt,… thì có khả năng cao là bé đã bị tiêu chảy hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Lúc này, bạn cần phải biết nên làm gì và không nên làm gì để chăm sóc bé, giúp bé nhanh hết tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày là bị làm sao?

Trẻ sơ sinh là giai đoạn bé hoàn toàn sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà không ăn hay uống thức ăn nào khác. chính vì thế mà khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thì chứng tỏ rằng thức ăn mà mẹ đang ăn có vấn đề hoặc sữa công thức có vấn đề.

Mẹ trước hết phải nắm được tần suất đi đại tiện của trẻ trong ngày như thế nào là bình thường, chú ý quan sát màu sắc, trạng thái của phân bé thì mới phát hiện được bé đi ngoài như thế nào là bất thường. ví dụ, một ngày bình thường bé sơ sinh bú sữa mẹ chỉ đi đại tiện từ 5-7 lần, phân mềm, màu vàng hoặc cam, có khi là xanh nhạt hoặc có hơi trắng. với bé bú sữa công thức thì số lần đi ngoài ít hơn, chỉ từ 1-3 lần, phân mềm và màu sắc thì còn phụ thuộc vào từng loại sữa mà có màu vàng, cam, xanh hay nâu.

Khi bạn thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ khoảng 10 lần trở lên thì tức là bất thường. hoặc ngày thường phân của bé đặc, dẻo, thì nay phân bé lại loãng, có nhiều nước, sủi bọt, đổi màu… thì đó chính là các dấu hiệu nhận biết tình trạng đi ngoài bất thường của bé. ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu khác như:

- trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt, phân nhiều nước, chuyển màu so với những ngày trước mặc dù chế độ ăn không thay đổi

- Bé bú ít, mệt mỏi, quấy khóc nhiều

- Bé nôn trớ, sốt, …

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể tự hết sau 1-2 ngày nếu được chăm sóc tốt, mẹ thay đổi chế độ ăn của mình hoặc chú ý đến sữa công thức của bé. tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách hoặc bé gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp mà không điều trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến suy tạng, mất nước, suy hô hấp, thậm chí Tu vong.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ tiêu chảy nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm virus rota, khuẩn salmonella, vi khuẩn Ecoli, ký sinh trùng Giardia qua thức ăn hoặc nước uống…  Trong đó, nhiễm virus rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho trẻ nhiều nhất.

Khi bị tiêu chảy do virus rota, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước, có thể 1-2 ngày sau xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn ói, phân lỏng chuyển sang màu xanh, sốt vừa phải. cha mẹ phải rất cẩn trọng trong trường hợp tiêu chảy do virus và vi khuẩn này, nếu sau 1-2 ngày bé không thuyên giảm thì cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ. không nên tự điều trị cho bé bằng cách áp dụng các mẹo dân gian như chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi, bằng lá mơ…

2. Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Có thể do bé sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn nhưng sau đó được ăn bổ sung thêm sữa công thức cũng có thể khiến đường ruột của bé chưa kịp thích ứng, khiến bé bị đi ngoài, tiêu chảy. cũng có thể do cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm nên hệ tiêu hóa còn non nớt của bé chưa quen được với thực phẩm đó.

3. Do thức ăn của mẹ hoặc sữa công thức của bé có vấn đề

Những thức ăn mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Có thể do mẹ ăn một số thực phẩm không tốt và không lành mạnh khiến cho bé bú sữa và bị đi ngoài. Nếu những bé đang bú hoàn toàn sữa công thức thì bạn hãy kiểm tra chất lượng sữa xem có bất thường nào không, có bị yếu tố gì từ bên ngoài xâm nhập làm ảnh hưởng chất lượng sữa hay không.

Phải làm gì khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần?

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến các mẹ khá lo lắng và hoang mang không biết phải làm thế nào, cho con uống Thu*c gì và chăm sóc con ra sao. trước hết, mẹ phải hết sức bình tĩnh và theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. thông thường, trẻ bị đi ngoài ở thể nhẹ thì sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. sau đây là những việc mà cha mẹ nên làm để chăm sóc bé bị tiêu chảy:

Tăng cữ bú cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng mất nước nhiều, vì vậy mẹ hãy cho bé bú nhiều cữ hơn ngày thường. nếu bé không bú nhiều, hãy chia làm nhiều cữ bú hơn nữa. sữa mẹ giúp bù nước, bù khoáng và đặc biệt là có chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa chống lại virus, vi khuẩn gây hại. chỉ cần bù nước cho bé qua sữa mẹ là đủ, không cần phải cho bé uống nước lọc hay nước hoa quả nào khác. 

Chú ý chế độ ăn của mẹ

Chú ý đến chế độ ăn của mẹ. nếu nghi ngờ một món ăn gì đó có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở bé thì hãy dừng ngay món ăn đó và không ăn nữa. thay vào đó là nên ăn các thực phẩm như thịt nạc gà bỏ da, khoai tây, đậu trắng, trứng gà nấu chín, sữa chua ít đường, trái cây và uống nhiều nước. những món ăn hay đồ uống này sẽ giúp bổ sung các lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất có lợi, đồng thời cung cấp nước và chất điện giải rất hiệu quả.

Ngoài ra nên tránh ăn các thực phẩm như hải sản, rau muống, lạc, các món ăn tái, sống, các món ăn không rõ nguồn gốc hoặc các loại Thu*c nào đó sử dụng mà chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú.

Thay tã và vệ sinh cho bé thường xuyên

Khi bé đi ngoài liên tục thì mẹ cũng cần phải thay tã bỉm cho bé thường xuyên như vậy. sau mỗi lần bé đi ngoài thì mẹ dùng khăn ướt, mềm và nước sạch để lau rửa cho bé, tránh cho bé bị hăm, ngứa, nhiễm trùng da.

Quan sát và đưa bé đến bệnh viện

Mẹ cần theo dõi sát sao và nếu phát hiện sau 1-2 ngày mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, cụ thể là số lần đi ngoài không giảm, kèm theo là trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm nhầy máu, bé quấy khóc, bỏ bú,… thì cần đưa ngay bé đến bệnh viện để được thăm khám.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua Thu*c tiêu chảy về cho bé uống, không dùng đường, không dùng các bài Thu*c dân gian cho bé. Mọi việc điều trị, sử dụng Thu*c cần sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. chính vì thế, nếu bạn đủ sữa cho bé bú trong 6 tháng đầu tiên thì chỉ nên cho bé ăn 100% sữa mẹ mà không cần thực phẩm nào khác. trong thành phần của sữa mẹ chứa rất nhiều vitamin khoáng chất quan trọng, đặc biệt là những chất quan trọng cho hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng để bảo vệ trẻ khỏi nhiều những vi khuẩn gây hại, trong đó có các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa. thực tế cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ bị tiêu chảy ít hơn trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.

Trong thời gian cho con bú, đặc biệt là trong 1 - 2 tháng đầu tiên bản thân người mẹ và người thân trong gia đình cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Người mẹ nên ăn những thức ăn lành tính như: thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm, rau củ quả, đậu đỗ... hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, xào, chiên, nướng, thức ăn chế biến sẵn...

Bản thân người mẹ và người chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh làm lây nhiễm các vi khuẩn vào bé.

trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày không phải vấn đề quá nguy hiểm nhưng cũng cần thận trọng. có thể cho bé tới khám ở cơ sở y tế để được chắc chắn nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. tránh để bé ở nhà tự điều trị có thể gây nguy hiểm và biến chứng. 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-bi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-me-phai-lam-sao-360151.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-bi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-me-phai-lam-sao-360151.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-so-sinh-bi-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-me-phai-lam-sao-360151)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY