Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da thông thường, phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Bệnh thường nặng lên về mùa hè và gặp ở bạn gái nhiều hơn bạn trai.
Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da thông thường, phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Bệnh thường nặng lên về mùa hè và gặp ở bạn gái nhiều hơn bạn trai. Hầu như mụn trứng cá xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Đây là một bệnh lành tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, điều
trị mụn trứng cá cũng là vấn đề không đơn giản, diễn biến dai dẳng. Để hiểu biết căn nguyên, cơ chế, cách phòng bệnh và điều trị, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây giúp các con chăm sóc da, hạn chế mụn trứng cá.
Nguyên nhân gây mụn trứng cáMụn trứng cá gắn liền với tình trạng tăng tiết bã nhờn. Ở tuổi dậy thì tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn do tác động của nội tiết tố Sinh d*c. Chất nhờn từ tuyến bã tiết ra nhiều kết hợp với các tế bào sừng hóa ở nang lông làm cho lỗ chân lông bị hẹp lại và tắc nghẽn. Chất nhờn không thoát ra được, ứ đọng lại, kích thích các loại vi khuẩn sẵn có trong nang lông tăng sinh gây viêm tại chỗ và sinh ra mụn. Mặt khác, mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện do dùng Thu*c, kể cả Thu*c bôi ngoài da để trị bệnh ở da như mẩn ngứa, nám da. Các loại Thu*c bôi có chứa chất corticoid như celestoderm, synalar, cortibion... sẽ làm tình trạng mụn nặng thêm sau thời gian ngắn thuyên giảm lúc đầu. Mụn cũng nổi lên do bôi mỹ phẩm; do chế độ ăn nhiều chất béo, chất bột, đường; do thời tiết mùa hè ra nhiều mồ hôi, vệ sinh da kém; do yếu tố thần kinh: căng thẳng, mất ngủ, áp lực thi cử; do yếu tố di truyền: những người trong gia đình bố, mẹ, anh chị em bị mụn trứng cá thì cũng dễ bị.
Những lưu ý khi bị mụn trứng cáKhi bệnh mới phát, nếu bề mặt mụn bị bao kín thì sẽ tạo thành loại “mụn đóng” có màu vàng nhạt hoặc màu da (mụn đầu trắng). Nếu bề mặt mụn không bị bao kín, thông với bên ngoài sẽ tạo thành loại mụn mở, không khí bên ngoài cùng chất nhờn ở bề mặt mụn kết hợp với nhau tạo ra phản ứng ôxy hóa khiến chất bã ở chỗ đó biến thành màu đen (mụn đầu đen). Hai loại mụn này nói chung là lành tính, vì khi khỏi không để lại sẹo. Điều quan trọng nhất lúc này là cần giữ vệ sinh da và tránh bị nhiễm trùng.Nhiều người có thói quen nặn trứng cá để lấy nhân ra. Làm như vậy sẽ khiến cho lỗ nang lông bị giãn rộng và vẫn có thể lại hình thành một cái nhân mới. Khi nhân ở sâu trong chân mụn, nếu cố nặn sẽ dẫn đến phản ứng viêm xung quanh khiến da đỏ tấy lên. Trường hợp móng tay hay dụng cụ không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vi khuẩn lây lan sang những vùng lân cận, làm lớp thượng bì và trung bì bị tổn thương, vi khuẩn lan truyền theo đường máu, gây nên viêm nhiễm mưng mủ ở tầng sâu, tạo thành những mụn trứng cá cục (mụn mủ, mụn bọc...) hậu quả là để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc vết thâm...
Điều trị mụn trứng cáĐiều
trị mụn trứng cá cần tác động vào các nguyên nhân gây ra bệnh, nghĩa là làm giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã. Vệ sinh đúng cách để dự phòng tổn thương lan tỏa và tồn lưu. Có nhiều Thu*c chữa bệnh trứng cá, điều trị tại chỗ: chấm Thu*c, bôi Thu*c ngoài da kết hợp với điều trị toàn thân có thể uống kháng sinh, điều trị bằng làm lạnh, bằng tia X (nếu bệnh mụn nặng) hoặc phương pháp bào da. Thời gian dùng Thu*c cần có sự theo dõi tiến trình của bệnh và chỉ định của bác sĩ trong vòng 4-8 tuần để có kết quả tốt. Không dùng Thu*c
trị mụn trứng cá theo sự mách bảo của người khác vì bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da mà da của mỗi người lại có sự mẫn cảm khác nhau, có khi cùng một phác đồ điều trị, Thu*c có tác dụng tốt đối với bạn nhưng lại không có tác dụng hoặc tác dụng chậm với người khác. Tùy theo thể lâm sàng mà cách điều trị và hiệu quả điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên đi khám bệnh để được chẩn đoán, tư vấn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
ThS. Lê Thị Hương