Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Trời lạnh bệnh gút dễ nổi loạn: 3 thói quen nên bỏ ngay và 2 cách đơn giản để chống lại

(Tổ Quốc) - Trời lạnh, bệnh gút có thể sẽ khiến bạn mất ngủ. Đây là 3 thói quen dẫn đến bệnh gút ngày càng nặng và 2 cách giúp bạn chống lại bệnh tật, giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Sức khỏe tốt là nền tảng của một cuộc sống tốt, dù y học ngày càng tân tiến nhưng nhiều căn bệnh mới liên tục xuất hiện, dù có tìm được Thu*c điều trị cũng chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, ví dụ như bệnh cao đường huyết, huyết áp cao và các bệnh khác đã đeo bám rất phiền phức.

Axit uric cao cũng đang là căn bệnh mãn tính được xếp vào vị trí thứ 4, và số lượng bệnh nhân tiếp tục tăng vọt. bệnh gút là triệu chứng ban đầu của tình trạng tăng acid uric, cũng có thể được xem là tín hiệu báo trước của cơ thể.

Khi đã xảy ra các triệu chứng gút thì chúng ta phải nhanh chóng có biện pháp kiểm soát hiệu quả, nếu không bệnh sẽ dễ trở nên trầm trọng hơn.

Trời lạnh bệnh gút dễ nổi loạn: 3 thói quen nên bỏ ngay và 2 cách đơn giản để chống lại - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút và tăng axit uric là gì?

Điều này thật sự chúng ta cần hiểu rõ trước khi có thể phòng tránh và đồng thời làm giảm tình trạng bệnh.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các yếu tố gây ra bệnh gút rất phức tạp nhưng chủ yếu được chia thành di truyền gen và thói quen sinh hoạt xấu. trong đó, chúng ta không thể đảo ngược di truyền mà có thể bắt đầu thay đổi từ từ thói quen sinh hoạt.

Tại sao có nhiều người mắc bệnh gút? có rất nhiều chi tiết cần chú ý trong cuộc sống, đặc biệt là thói quen ăn uống.

Kích hoạt bệnh gút chính là 3 thói quen phổ biến hàng ngày. Bạn nên sớm tránh điều này.

1. Thích ăn nhiều thịt

Ngày xưa, đầu đời sống của người dân nhìn chung còn khó khăn hơn, khẩu phần ăn hàng ngày của họ về cơ bản là nhiều loại ngũ cốc thô và rau củ. Thịt chỉ thỉnh thoảng được ăn trong các dịp lễ tết.

Ngày nay, người dân đã giàu có hơn, nhiều người thích ăn thịt, thậm chí không có thịt thì không được coi là đã ăn xong bữa.

Ai cũng biết việc xuất hiện bệnh gút và axit uric cao liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. trong khi đó, thịt là thực phẩm có hàm lượng purin cao nhất trong các loại thực phẩm, một khi ăn vượt tiêu chuẩn sẽ khiến axit uric trong cơ thể tăng cao, từ đó gây ra bệnh gút.

2. Thích uống nhiều nước giải khát

Cơ thể con người cần bổ sung một lượng nước lớn mỗi ngày, nhưng nhiều người nghĩ rằng nước giải khát có vị đậm đà và ngon hơn nước lã nên trực tiếp sử dụng nước giải khát để thay thế nước bổ sung.

Vấn đề là đồ uống giải khát đóng sẵn về cơ bản chứa nhiều đường nên khi uống một lượng lớn, chức năng đào thải axit uric của cơ thể sẽ giảm, có thể khiến cơ thể tăng axit uric, dẫn đến xuất hiện bệnh gút.

3. Hút Thu*c và uống rượu

Hai thói quen xấu là hút Thu*c và uống rượu có thể nói là hai trở ngại lớn trên con đường đạt được sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta.

Dù biết rằng chúng sẽ gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn không thể từ chối sự cám dỗ của chúng.

Hút Thu*c lá không chỉ hại phổi, hại gan khi uống rượu bia, mà tất cả các thói quen này sẽ gây hại cho thận, dễ khiến thận không cân bằng được axit uric trong cơ thể, dẫn đến mất kiểm soát axit uric và tăng khả năng mắc bệnh gút.

Trời lạnh bệnh gút dễ nổi loạn: 3 thói quen nên bỏ ngay và 2 cách đơn giản để chống lại - Ảnh 2.

    Rảnh tay tranh thủ bấm 5 huyệt vị: Hàm răng chắc bền, tăng cường lưu thông khí huyết

  • Hãy cẩn thận khi bấm 4 huyệt vị này: Bấm sai không chỉ gây hại mà còn có thể bị hôn mê

2 cách để thoát khỏi bệnh gút

1. Uống nước

Một trong những điểm quan trọng để thoát khỏi bệnh gút là kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể, trong trường hợp bình thường, axit uric về cơ bản được đào thải ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu, do đó, cách tốt nhất để hạ axit uric chính là siêng uống nước.

Để đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric trong cơ thể và giảm khả năng mắc bệnh gút, tốt nhất bạn nên giữ lượng nước uống hàng ngày trên 2000 ml.

2. Tập thể dục đều đặn

Trong cuộc sống hàng ngày, tập aerobic và các bài tập nhẹ nhàng không những giúp bạn nhanh nhẹn hoạt bát, mà còn có tác dụng làm giảm quá trình sản sinh axit uric trong cơ thể, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động của thận, đảm bảo khả năng cân bằng axit uric trong cơ thể, tránh được bệnh gút đến mức tối đa.

*Theo Secret China

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ gửi 5 tín hiệu "kêu cứu": Ai chủ quan sẽ dễ mang bệnh

Vân Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/troi-lanh-benh-gut-de-noi-loan-3-thoi-quen-nen-bo-ngay-va-2-cach-don-gian-de-chong-lai-8202181142934727.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thận có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng vì vô ý hoặc thiếu hiểu biết mà chúng ta thường có những quen vô tình làm tổn hại tới thận của chúng ta.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY