Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Trồng răng là gì? Tổng quan các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Trồng răng là giải pháp thay thế chiếc răng thật bị tổn thương bằng chiếc răng giả mà không thể khắc phục được hay mất đi bằng các phương pháp nha khoa...

Nội dung bài viết:

I. Trồng răng là gì?

II. Khi nào nên trồng răng?

III. Quy trình trồng răng giả

IV. Trồng răng implant

V. Trồng răng implant có nguy hiểm không?

VI. Trồng răng implant có đau không?

VII. Trồng răng implant giá bao nhiêu?

VIII. Trồng răng sứ thẩm mỹ

X. Trồng răng sứ bắc cầu

XI. Trồng răng sứ trên implant

XII. Những điều cần biết trước khi trồng răng giả

XIV. Trồng răng giả có đau không?

XV. Trồng răng nên ăn gì, kiêng gì?

trồng răng giả là giải pháp giúp nhiều người phục hình lại hàm răng của mình do mất răng hoặc những tổn thương khác. hiện, có 3 phương pháp phục hình trồng răng thẩm mỹ chính. tùy vào từng tình trạng răng, độ tuổi và điều kiện tài chính của mỗi người mà sẽ có những phương pháp phù hợp. hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Trồng răng là gì?

Trồng răng là giải pháp thay thế chiếc răng thật bị tổn thương bằng chiếc răng giả (có thể là kim loại, sứ…) mà không thể khắc phục được hay mất đi bằng các phương pháp nha khoa. Điều này giúp chúng ta thuận tiện hơn trong việc ăn uống, tự tin hơn trong giao tiếp và những hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Trồng răng là là việc thay thế chiếc răng thật bị tổn thương mà không thể khắc phục được

II. Khi nào nên trồng răng?

Răng giữ vai trò vô cùng quan trọng, là bộ phận đầu tiên trong hệ tiêu hóa và giữ chức năng nghiền nát thức ăn. Nếu vì một lý do nào đó mà răng bị tổn thương hoặc bị mất đi thì quá trình tiêu hóa sẽ không còn diễn ra một cách thuận lợi nữa. Do đó, việc trồng răng thật sự rất là cần thiết với những ai chẳng may bị mất răng.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có những tổn thương ở răng như hàm răng bị sứt mẻ, gãy nửa, nhiễm màu nặng, răng bị sâu nặng,… mà không thể chữa trị bằng các biện pháp nha khoa, thì cũng nên thực hiện phương pháp trồng răng để hỗ trợ tốt cho việc ăn uống, không ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Ngoài ra, một số người có hàm răng thưa thớt, kẽ hở lớn, gây khó khăn cho việc nhai và không đảm bảo tính thẩm mỹ thì họ cũng chọn trồng trăng để cải thiện vấn đề này.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau tạm thời không nên trồng răng và cần có sự tư vấn của bác sĩ, bao gồm:

    Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ em < 16 tuổi.
  • Người nghiện Thu*c lá nặng cũng không nên thực hiện việc trồng răng.
  • Người mắc các bệnh mãn tính, tim mạch bẩm sinh, rối loạn thần kinh, bệnh ung thư hay máu khó đông.

III. Quy trình trồng răng giả

Một quy trình trồng răng giả sẽ bao gồm 4 bước sau:

1. Thăm khám và tư vấn:

Ở giai đoạn này, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng của bạn trước khi đưa ra chỉ định trồng răng.

2. Chụp phim X-quang:

Việc chụp phim X-quang giúp nha sĩ phân tích cấu trúc xương của hàm răng, đánh giá mức độ tổn thương răng, xác định vị trí chính xác của răng cần trồng để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hình ảnh thực tế khi chụp X-quang ghi lại rõ hình ảnh trong khoang miệng bao gồm răng, xương hàm, mô mềm

3. Trồng răng:

Trong bước này, bác sĩ nha khoa sẽ dùng máng định vị đã được thiết kế dựa vào những thông số đã phân tích trước đó. Trong thời gian chờ máng, bạn sẽ được cấp tạm một hàm tháo lắp để duy trì được những hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

4. Mở lộ chân răng trồng:

Trong bước này, nha sĩ sẽ đánh giá màu răng thật của bạn để lựa chọn màu và dáng chụp tạm cho phù hợp. Kế đến, nha sĩ sẽ tiến hành bắt vít chụp tạm vào chân răng. Khi đó, bạn không cần phải mang hàm tháo lắp nữa. Sau quá trình trồng răng, bạn sẽ được hẹn lịch tái khám sau 3 tháng và đều đặn như vậy sau 2 năm.

IV. Trồng răng implant

Tương tự như những giải pháp trồng răng giả khác, trồng răng implant giúp khắc phục tình trạng răng bị mất hay có những tổn thương mà không thể phục hồi bằng những phương pháp nha khoa khác.

Trồng răng implant được thực hiện bằng cách bác sĩ nha khoa sẽ đặt trụ implant vào xương hàm nhằm thay để cho chân răng cũ. Sau đó, răng sứ sẽ được lắp lên trên trụ implant đã được tích hợp với xương hàm để tạo thành một chiếc răng giống hệt như răng thật.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất

Phương pháp trồng răng implant đem đến nhiều ưu điểm cho người trồng răng như:

    Răng có độ bền gần như trọn đời.
  • Đem lại tính thẩm mỹ cao, giúp cải thiện chất lượng sống và sự tự tin cho người trồng răng.
  • Giải pháp trồng răng implant không mài các răng kế cận mà trụ Implant sẽ được cấy, tích hợp với xương hàm để thay thế chân răng thật. Điều này giúp bạn không phải tổn thương các mô răng thật quá nhiều.
  • Giúp bạn ngăn ngừa tiêu xương, hóp má thái dương lõm, hóp má thái dương lõm nhờ việc bảo tồn được kết cấu xương hàm.

V. Trồng răng implant có nguy hiểm không?

1. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trồng răng implant:

Trồng răng implant có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu quá trình điều trị không đảm bảo được sự an toàn. Cụ thể:

    Đối với người trồng răng:

Chất lượng xương hàm sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của một ca trồng răng implant bởi xương hàm phải đảm bảo về chất lượng và số lượng thì mới có thể nâng đỡ, giữ vững trụ implant trong một thời gian dài.

Cụ thể, một xương hàm đạt chuẩn là khi tại vị trí ghép có chiều dài, rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài, rộng của trụ implant tối thiểu (hiện các dòng trụ implant đều có chiều dài tối thiểu là 6.0mm, đường kính nhỏ nhất là 3.0mm). ngoài ra, xương hàm phải đảm bảo đủ cứng, chắc, xương ổ răng đầy đủ thì mới an toàn cho việc trồng răng implant.

Trồng răng implant có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó, độ tuổi cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình trồng răng implant bởi với những trẻ em dưới 16 tuổi sẽ có hệ thống xương hàm chưa phát triển ổn định, hoàn thiện để đáp ứng đủ các điều kiện trong trồng răng implant.

Song, việc sử dụng các chất kích thích có thể khiến trụ implant bị đào thải và xuất hiện các biến chứng trong quá trình thực hiện. Thói quen sử dụng các chất kích thích này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục sau khi đặt trụ implant.

    Đối với cơ sở trồng răng, tay nghề của bác sĩ nha khoa:

Nếu các trang thiết bị không được vô trùng kỹ lượng, người trồng răng sau khi cắm implant có thể bị nhiễm trùng. dù vẫn có tỷ lệ xảy ra biến chứng nhưng với những bác sĩ có kinh nghiệm thì sẽ kiểm soát được dễ dàng nhờ quá trình thăm khám kiểm tra, đánh giá trước đó.

2. Các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình làm răng:

    Bạn có thể lên cơn đau tim trong quá trình trồng răng: Điều này thường xảy ra ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp…
  • Sai sót khi đặt trụ Implant vào trong xương hàm: Những bác sĩ có tay nghề không cao có thể gây ra một số rủi ro trong lúc đặt trụ như: trụ Implant sai vị trí, trụ Implant chèn ép dây thần kinh gây tê môi và hàm trong, bác sĩ thực hiện lực vặn không đủ, gãy trụ… Những sai sót này còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng răng về sau như: lực nai không đồng đều, nguy cơ nhiễm trùng cao…
  • Trụ Implant bị đào thải: Nếu kỹ thuật ghép không đúng, hay người trồng răng không tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc răng sau trồng thì trụ Implant có thể bị đào thải. Bạn có thể nhận biết hiện tượng này qua những biểu hiện sau: thay đổi màu sắc của nướu quanh Implant, không có nướu sừng hoá, viêm niêm mạc quanh Implant,…
  • Nơi đặt trụ bị chảy máu: Đây là hiện tượng bình thường sau khi bạn nhổ hoặc thực hiện những phương pháp nha khoa. Theo đó, bạn chỉ cần cắn gạc để cầm máu. Nếu sau 24 giờ mà nơi đặt trụ vẫn chảy máu liên tục, bạn vẫn thấy đau nhức dữ dội thì nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được xử lý kịp thời.

Nếu sử dụng trụ implant kém chất lượng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: hôi miệng, tiêu xương hàm, răng bị lung lay,...

    3. Làm sao để giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm khi trồng răng implant?

    Việc trồng răng implant sẽ không nguy hiểm nếu bạn thực hiện nghiêm chỉnh các vấn đề sau:

      Khám tổng quát trước khi làm răng: Việc này sẽ giúp các bác sĩ nha khoa đánh giá chính xác tình trạng răng của bạn để đưa ra những chỉ định phù hợp.
    • Tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn của bác sĩ nha khoa trong chăm sóc răng sau khi trồng: Các nha sĩ thường khuyên người điều trị hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá,… ; vệ sinh răng miệng hàng ngày; không tự ý sử dụng Thu*c giảm đau; tái khám theo chỉ định…
    • Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng: Chỉ khi hàm răng thật sự khỏe mạnh thì bạn mới đảm bảo an toàn khi thực hiện trồng răng implant. Do đó, nếu có các vấn đề, bệnh lý về răng miệng thì bạn nên điều trị dứt điểm.
    • Lựa chọn cơ sở trồng răng uy tín: Trước khi quyết trịnh trồng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ cơ sở thực hiện cũng như tay nghề của bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đặt trụ.

    VI. Trồng răng implant có đau không?

    Các chuyên gia cho biết, với những kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc trồng răng implant sẽ không gây đau đớn như trước đây. đa số các trường hợp trồng răng implant thường diễn ra rất nhanh chóng và không gây cảm giác đau cho người điều trị nhờ đảm bảo các yếu tố sau:

      Cơ sở thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại: Điều này sẽ giúp bác sĩ nha khoa chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng của bệnh nhân để đưa ra những chỉ định phù hợp giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
    • Thực hiện gây tê: Việc gây tê sẽ giúp cho bạn không có cảm giác đau trong quá trình trồng răng.
    • Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ có thể xử lý, khắc phục nhanh chóng những biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình trồng răng.

    Với những kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc trồng răng implant sẽ không gây đau đớn như trước đây

      VII. Trồng răng implant giá bao nhiêu?

      Trên thực tế, giá tiền của trồng răng implant còn phụ thuộc vào cấu tạo của răng implant và tình trạng răng miệng của người điều trị. một răng implant đầy đủ bao gồm các bộ phận như: trụ implant, mão sứ, chốt abutment.

      VIII. Trồng răng sứ thẩm mỹ

      Trồng răng sứ thẩm mỹ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để đem lại hàm răng trắng sáng, tự nhiên bởi răng sứ được sao chép tượng tự như răng thật. Đây cũng là phương pháp giúp bạn phục hình răng bị hư hoặc mất.

      Răng sứ thường được cấu tạo bởi 2 phần:

        Phần khung sườn bên trong được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc sứ.
      • Phần bề mặt thường được phủ một lớp sứ có màu sắc tương tự răng thật.

      X. Trồng răng sứ bắc cầu

      Khi trồng răng bắc cầu (hay cầu răng sứ), bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện kỹ thuật mài những chiếc răng thật vẫn còn khỏe mạnh ở xung quanh chiếc răng đã mất để tạo nên những trụ nhỏ có chức năng nâng đỡ mão răng bên trên.

      Khi đó, mão răng sẽ được chế tác thành một dãy răng dính liền nhau như một chiếc cầu để che đi những khoảng trống của răng bị mất. trồng răng sứ bắc cầu sẽ giúp người điều trị hồi phục lại tính thẩm mỹ, cũng như chức năng nhai.

      XI. Trồng răng sứ trên implant

      Sau từ 2 - 6 tháng khi trụ implant tích hợp với xương hàm, các nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ răng lên trên thông qua khớp nối abutment, đây được gọi là kỹ thuật phục hình răng sứ trên implant (hay trồng răng sứ trên implant).

      XII. Những điều cần biết trước khi trồng răng giả

      1. Nắm được những phương pháp trồng răng giả hiện nay

      Trước khi quyết định trồng răng giả, bạn cần tìm hiểu kỹ những phương pháp trồng răng giả hiện nay, đồng thời cân nhắc kỹ những ưu, khuyết điểm của mỗi phương pháp để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp.

      a. Trồng răng giả tháo lắp:

      Đây là phương pháp thường được chỉ định trong những trường hợp mất răng (1 hoặc nhiều răng), thường là ở những người cao tuổi. Theo đó, răng giả sẽ được đeo dính vào hàm nhờ vào các móc kim loại gài vào răng thật. Điều này sẽ giúp nướu giả bám chặt vào lợi, đồng thời giữ răng không bị rớt khi ăn uống, nói chuyện.

      Người ta răng giả tháo lắp thành 3 loại sau: Nhựa cứng, nhựa dẻo và khung tháo lắp bằng kim loại titan, inox, hợp kim.

      Trồng răng giả tháo lắp

      Ưu điểm:

        Chi phí trồng răng giả tháo lắp sẽ rẻ hơn so với các phương pháp trồng răng cố định.
      • Dễ dàng tháo ra để vệ sinh.
      • Bạn có thể trồng thêm răng vào mà không cần bỏ răng cũ.

      Nhược điểm:

        Hàm giả tháo lắp dễ rơi ra và gây vướng víu hơn những phương pháp trồng răng giả khác.
      • Việc đeo hàm giả trong thời gian dài có thể dẫn đến teo nướu, hở nướu, viêm nướu lợi, làm hư răng thật (do các móc cài vào răng thật, việc thường xuyên tháo lắp răng sẽ gây cọ xát với răng thật).

      b. Trồng răng giả cố định:

      Trồng răng sứ (hay bọc răng sứ) là một trong những phương pháp của trồng răng giả cố định.

      Ưu điểm:

      Răng sứ khá vững chắc, đảm bảo được chức năng nhai gần như giống với răng thật.

      Khuyết điểm:

        Bạn sẽ có nguy cơ sâu răng và nha chu do phải mài răng thật ở hai bên khoảng mất răng.
      • Xương hàm nơi mất răng tiêu dần.
      • Trong trường hợp răng đã mất quá lâu gây tiêu xương nhiều làm cầu răng sẽ không còn thẩm mỹ.

      Trồng răng giả cố định

        c. Trồng răng Implant:

        Trồng răng implant cũng là phương pháp trồng răng giả cố định. tuy nhiên, trong phương pháp này, răng giả sẽ được giữ nhờ trụ implant thay thế cho chân răng thật.

        Ưu điểm:

          Răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời.
        • Không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm như hàm giả tháo lắp hay làm cầu răng.
        • Đảm bảo cho người trông răng thực hiện chức năng nhai tốt, phát âm dễ dàng, thoải mái như răng thật.

        Nhược điểm:

        Chi phí ca trồng răng giả bằng phương pháp implant cao hơn so với những phương pháp trồng răng khác.

        2. Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

          Đối với trồng răng giả tháo lắp:

        Do chỉ cần đặt hàm giả lên trên nướu và nên bạn có thể ăn lại bình thường ngay khi lắp vào.

          Đối với trồng răng sứ:

        Thông thường, sau khoảng 24 - 48 giờ hoàn thành quá trình bọc răng sứ thì bạn đã có thể ăn lại bình thường như trước đây. Tuy nhiên, để răng ổn định và bền chắc trong thời gian đầu mới làm quen với bộ răng mới, các nha sĩ khuyến cáo nên có chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo chất lượng răng sứ một cách tốt và bền nhất, không bị sứt mẻ.

        Trồng răng sứ được nhiều người lựa chọn để có lại hàm răng đẹp và đầy đủ

          Đối với trồng răng Implant:

        Ngay sau quá trình trồng răng implant hoàn thiện, bạn đã có thể ăn uống khi thu*c tê hết tác dụng. tuy nhiên, trong lúc ăn cần tránh khu vực vừa đặt trụ implant.

        Trong những ngày đầu làm quen với răng mới, bạn nên ăn thực phẩm mềm để có thể ít sử dụng lực nhai như: cháo, súp, sữa… Đồng thời, nên tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, giòn, cứng để hạn chế kích thích các mô.

        XIV. Trồng răng giả có đau không?

          Đối với trồng răng giả tháo lắp:

        Có thể nói, đây là phương pháp trồng răng giả ít gây đau đớn nhất bởi người trồng răng chỉ cần đặt hàm giả lên trên nướu mà không cần phẫu thuật hay tác động lên những răng kế cận.

          Đối với trồng răng sứ:

        Phương pháp này thường gây ê buốt do người trồng răng cần phải mài răng thật làm trụ, thường từ 2-3 ngày sau khi trồng. đối với những người có răng nhạy cảm thì sẽ đau hơn rất nhiều.

          Đối với trồng răng implant:

        Do chỉ tác động lên vùng bị mất răng và không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh nên cảm giác đau hay tê thường sau thực hiện kỹ thuật chỉ xảy ra 24 giờ, và sẽ giảm dần trong thời gian ngắn.

        Các biện pháp trồng răng giả đều có kỹ thuật hỗ trợ giảm đau tối ưu và an toàn hết sức cho người bệnh

        XV. Trồng răng nên ăn gì, kiêng gì?

        1. Sau khi trồng răng giả nên ăn gì?

          Thức ăn mềm, lỏng.
        • Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: trứng, sữa, cá, trái cây, rau củ.
        • Uống nhiều nước.
        • Hạn chế nhai thức ăn mạnh, nhanh.

        2. Những món ăn nên kiêng khi mới trồng răng giả?

          Thực phẩm quá dai, cứng.
        • Không hút Thu*c lá.
        • Không uống Thu*c giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ nha khoa.
        • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
        • Thực phẩm chứa nhiều phẩm màu.
        • Đồ uống có gas.

        Giải đáp 1 số thắc mắc khác xoay quanh vấn đề trồng răng:

          Giải đáp nghi vấn: "Trồng răng Implant có nguy hiểm không"


        AloBacsi tổng hợp

        Lần cập nhật cuối: 14:11 08/12/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/trong-rang-n419635.html)
Từ khóa: trồng răng

Chủ đề liên quan:

trồng răng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY