Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trường hợp nào cần xét nghiệm nCoV?

MangYTe - Bác sĩ chỉ định lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho những người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ cụ thể.

Tại cuộc thông tin báo chí hôm 5/2 do Bộ Y tế tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để xét nghiệm chủng mới của virus corona - nCoV.

Mới đây, tại khóa tập huấn cập nhật về lấy mẫu và xét nghiệm nCoV, các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã hướng dẫn cho nhân viên y tế của các bệnh viện về cách thức thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm nCoV.

Ảnh minh hoạ

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), bác sĩ chỉ định lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho trường hợp: Người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau: Có tiền sử đến, ở, về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh nCoV.

Nhân viên y tế tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ quy trình lấy mẫu.

Quy trình xét nghiệm để cho ra 1 mẫu kết quả. Ảnh: Diễm Hằng - Phi Hùng

TS.BS Phạm Quang Thái – Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho hay: Quy trình xét nghiệm gồm có: Nhận mẫu, kiểm tra thông tin, nhập hệ thống quản lý; Xử lý mẫu; Tách chiết vật liệu di truyền (RNA)-QIAamp viral ARN Mini Kit (QIAgen – Đức); Chuẩn bị hỗn hợp phản ứng cho một quy trình realtime RT – PCR; Chuyển mẫu và mẫu chứng vào hỗn hợp phản ứng; Quy trình nhiệt.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành xét nghiệm chẩn đoán nhiễm CoV-n2019 thực hiện ít nhất 3 chu trình realtime RT – PCR với 3 gen địch E (sàng lọc) RdRP và N (khẳng định). Tổng thời gian cần tối thiểu từ 345 phút (5,75 giờ) đến 555 phút (9,25 giờ) với số mẫu từ 10 – 25 mẫu.

Ngày 7/2, theo thông tin từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus corona (nCoV) trong phòng thí nghiệm.

Việc nuôi cấy thành công này sẽ tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Với việc này, mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết.

T.Nguyên

Những khuyến cáo quan trọng cho học sinh, phụ huynh và nhà trường

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/truong-hop-nao-can-xet-nghiem-ncov-20200207141927973.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY