Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Từ hôm nay, trao nhầm trẻ sơ sinh được coi là sự cố y khoa nghiêm trọng

Một loạt quy định liên quan đến chính sách và hoạt động khám chữa bệnh sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2019

Từ 1/3 các cơ sở y tế bắt đầu sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh trước kia.

Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác...

Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định.

Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh ánđiện tử tối đa không quá 24 giờ.

Theo bộ y tế, bệnh án điện tử khi hoàn thiện sẽ giúp thực hiện bệnh viện không sử dụng giấy tờ, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

Bệnh án điện tử toàn diện cập nhật các thông tin của bệnh nhân trong quá trình khám sức khỏe, sẽ là kho dữ liệu thông tin sức khỏe cá nhân trong suốt cuộc đời mỗi người.

Bộ y tế cũng quy định rõ lộ trình thực hiện bệnh án điện tử. giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng i trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định.

Giai đoạn từ năm 2024 đến 2028, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai được phải báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc.

Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

Trao nhầm trẻ sơ sinh là sự cố y khoa nghiêm trọng

thông tư 43/2018/tt-byt của bộ y tế hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 01/3/2019. theo đó, bộ y tế vừa thống kê danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng, trong đó trao nhầm trẻ sơ sinh được xếp là sự cố nghiêm trọng liên quan đến quản lý người bệnh. sự cố nghiêm trọng liên quan đến chăm sóc tại cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm các sự cố như: sản phụ Tu vong hoặc di chứng nghiêm trọng liên quan đến quá trình chuyển dạ, sinh con…

Khi phát hiện ra sự cố y khoa, nhân viên y tế có trách nhiệm xử lý ngay để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Thông tư này không áp dụng đối với phòng ngừa sự cố y khoa trong hoạt động tiêm chủng, tác dụng không mong muốn của Thu*c (adr) và biến cố bất lợi (ae) của các thử nghiệm lâm sàng. thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người ký kết quả xét nghiệm phải có trình độ đại học trở lên

Theo thông tư 49/2018/tt-byt hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 15/3/2019, người ký kết quả xét nghiệm phải có trình độ đại học trở lên.cụ thể, trưởng khoa xét nghiệm sẽ là người trực tiếp ký kết quả xét nghiệm hoặc nếu phân công bác sỹ chuyên khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm ký kết quả xét nghiệm thì người đó phải có trình độ đại học trở lên.

Ngoài ra, thông tư yêu cầu các khoa, phòng, trung tâm hoạt động xét nghiệm cần đảm bảo an toàn xét nghiệm và vệ sinh lao động. đặc biệt các khoa, phòng, trung tâm xét nghiệm cần phối hợp với các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh tổ chức công tác lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm và phòng chống dịch liên tục 24 giờ/ngày.


Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tu-hom-nay-trao-nham-tre-so-sinh-duoc-coi-la-su-co-y-khoa-nghiem-trong-n154194.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY