Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tình trạng ung thư dạ dày khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Việc loại bỏ các khối u trong dạ dày cần phải thật cẩn trọng để tránh nguy hiểm.

bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai. điều này làm cho nhiều chị em hoang mang vì các liệu pháp điều trị ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. 

Dấu hiệu nhận biết khi bị ung thư dạ dày khi mang thai

Theo bác sĩ  võ duy long, khoa ngoại tiêu hóa thuộc bệnh viện đại học y dược tphcm thì tình trạng ung thư dạ dày không phải là hiếm gặp. nhưng có một số trường hợp bệnh nhân phát hiện quá muộn nên việc chữa trị gặp phải rất nhiều khó khăn.

Mang thai không phải là nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày, bệnh chỉ ngẫu nhiên phát triển vào giai đoạn này. hoặc trong cơ thể của người mẹ đã từng có biểu hiện mắc bệnh trước đó mà chủ quan nên không biết.

Thông thường mẹ bầu bị ung thư dạ dày sẽ có những triệu chứng sau:

# Đau dạ dày

Thông thường các triệu chứng đau dạ dày dữ dội sẽ xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu cho mẹ bầu.

# Chán ăn, ăn không ngon

Người bệnh có cảm giác đói nhưng khi ăn lại không cảm thấy ngon miệng. điều này cho thấy hoạt động của dạ dày gặp phải vấn đề trục trặc

# Buồn nôn và nôn

Nhiều mẹ hay nhầm biểu hiện này với bệnh ốm nghén nhưng thật sự đó là biểu hiện của ung thư dạ dày khi mang thai.

# Sụt cân

Đây là biểu hiện dễ nhận biết vì giai đoạn mang thai cơ thể mẹ thường gia tăng cùng với sự phát triển của thai nhi. triệu chứng này cho thấy hậu quả của việc ăn uống bị ảnh hưởng khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.

# Thường xuyên bị trào ngược dạ dày

Do hoạt động tiêu hóa kém nên thức ăn bị tồn lại trong dạ dày và dẫn đến các biểu hiện trào ngược dạ dày. bạn đừng chủ quan vì biểu hiện này cũng rất hay gặp ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

Triệu chứng này xảy ra do tắc nghẽn trong dạ dày làm ngăn cản quá trình tiêu hóa. người bệnh có thể nôn ra máu hoặc nôn ra bã có màu nâu do máu tích tụ trong dạ dày.

# Mệt mỏi

Tình trạng này xảy ra do mất máu, triệu chứng này cũng cho thấy bệnh đã ở mức độ nặng

# Đi ngoài phân đen

Tình trạng ung thư sẽ khiến một lượng máu đọng lại ở ống tiêu hóa dẫn đến đi ngoài ra phân đen.

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh không được chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để được tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày khi mang thai

Bước chẩn đoán này nhằm xác định được tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư dạ dày. từ đó bác sĩ mới tiến hành chỉ định các biện pháp điều trị. ngoài kiểm tra lâm sàng, bác sĩ cũng cho tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

    Chụp X-quang để lấy hình ảnh trong cơ thể. Bác sĩ sẽ tìm cách để giảm mức độ gây hại của tia X đối với phụ nữ đang mang thai.

Điều trị ung thư dạ dày khi mang thai

Thông thường nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cố gắng để việc điều trị được tiến hành sau khi sinh xong. trường hợp cần thiết có thể mổ để đưa bé ra ngoài sớm. nhìn chung mang thai không làm tình trạng bệnh nặng hơn nhưng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị dứt điểm căn bệnh này.

# Xạ trị

Bác sĩ sẽ tác động tia X hoặc các tia sáng có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Biện pháp này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là ở ba tháng đầu.

# Hóa trị

Tức là đưa hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng đồng nghĩa các tác nhân này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt khi bé ở 12 tuần đầu tiên.

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tiến hành hóa trị ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

# Phẫu thuật

Nhằm loại bỏ khối u nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên phải thực hiện theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định để tránh những biến chứng có thể gặp phải.

Việc điều trị bệnh ở thời kì mang thai cần hết sức cẩn trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. nếu không may mắc bệnh và muốn điều trị thì mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín. để được các bác sĩ có kinh nghiệm cùng các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Một vài điều lưu ý cho chị em bị ung thư dạ dày khi mang thai

    Việc điều trị cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Nhớ đi tái khám theo lịch đã hẹn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của bệnh cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ cho tiến hành để điều trị hoặc kiểm soát bệnh. tình trạng ung thư dạ dày khi mang thai khá phức tạp nhưng vẫn có thể kiểm soát nếu tiến hành các biện pháp theo chỉ định của bác sĩ. chính vì vậy mà người bệnh không nên quá lo lắng mà phải thật bình tĩnh để tìm các biện pháp hiệu quả an toàn cho cả mẹ và con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ung-thu-da-day-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY