Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vaccine Covid-19 Việt Nam sẽ thử trên người năm sau

Trong khoảng 9 tháng tới, vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến thử nghiệm lâm sàng, rồi hoàn thiện trong tháng 10/2021.

Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), ngày 1/7 cho biết dự án nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 đang có "triển vọng rất tích cực". Vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm trên chuột. Khi so sánh với những con chuột được tiêm virus hoang dại đã bất hoạt, những con chuột được tiêm vaccine dự tuyển cho đáp ứng kháng thể cao.

Thử nghiệm trên chuột là bước quan trọng tiến tới thử và tạo đáp ứng miễn dịch trên người. Mẫu vaccine thử nghiệm trên chuột được gọi là dự tuyển vaccine.

Thông thường, phải mất từ 3-5 năm mới có một dự tuyển vaccine tốt, mất 5-10 năm để hoàn chỉnh vaccine. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 có thể được rút ngắn.

"Có thể từ 9 đến 12 tháng nữa sẽ có vaccine đủ tiêu chuẩn để thử nghiệm trên người", ông Đạt cho biết.

Để đẩy nhanh tiến độ vaccine, hai thành viên của công ty đã sang Anh nghiên cứu từ tháng 2, làm việc gần như 24/7, để tạo chủng kháng nguyên. Tới cuối tháng 3, họ trở về Việt Nam, mang theo kết quả nghiên cứu, sau cách ly 14 ngày tiếp tục lao vào nghiên cứu trong suốt một tháng sau để hoàn thành dự tuyển vaccine.

Trong đó, thách thức lớn nhất là làm sao tạo được vùng kháng nguyên ổn định, ít thay đổi nhất, đáp ứng miễn dịch cho người. Hiện nay, các nghiên cứu đều lựa chọn vùng gene S của nCoV để tạo kháng nguyên, vì sinh miễn dịch tốt và khá ổn định, có thể đáp ứng miễn dịch dù virus biến chủng.

Việc nghiên cứu, điều chế vaccine Covid-19 đang diễn ra khẩn trương trên khắp các nước. Nhiều sản phẩm vaccine ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật... chuẩn bị giai đoạn 3 - thử nghiệm trên người và trên 30.000 người. Chưa có vaccine nào được cấp phép hoặc đánh giá là hoàn thiện, mà chỉ được xem là những ứng viên tiềm năng.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vaccine-covid-19-viet-nam-se-thu-tren-nguoi-nam-sau-4123817.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY