Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Vai trò của acid folic trong dự phòng bệnh tim mạch và đột quỵ não

Acid folic hay vitamin B9 hoặc folate là 1 trong 8 vitamin nhóm B. Acid folic là cơ sở chính của nhiều coenzyme.

trong nhiều phản ứng tổng hợp, những coenzyme này tham dự vào quá trình chuyển hóa, trưởng thành và phân chia tế bào. nó có vai trò quan trọng với nhiều chức năng, ở các mức độ khác nhau trong cơ thể. những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò rất quan trọng của acid folic với bệnh lý tim mạch. giảm acid folic máu là yếu tố nguy cơ mới độc lập của bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Acid folic trong bệnh lý tim mạch và đột quỵ não

Các sách chuyên khoa về tim mạch và đột quỵ ở mỹ đã đưa xét nghiệm acid folic máu vào để đánh giá yếu tố nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp điều trị dự phòng hiệu quả. acid folic có vai trò là coenzyme của men methionin sythase, men này giúp chuyển hóa homocystein sang methionin ở gan. thiếu acid foilc, vitamin b12 và vitamin b6 là một trong những tác nhân gây tăng nồng độ homocystein máu. homocystein máu tăng làm tổn thương nội mạc động mạch, cùng với các gốc tự do châm ngòi cho quá trình vữa xơ động mạch, hậu quả là hình thành những mảng vữa xơ động mạch và gây xơ cứng động mạch. bệnh tiến triển dần gây tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tắc các động mạch ngoại vi. các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tăng nồng độ acid folic làm giảm homocystein trong máu, từ đó có thể giảm được tiến trình vữa xơ động mạch, qua đó có thể góp phần hạn chế và ngăn chặn được các bệnh tim mạch và đột quỵ não.

Vai trò acid folic trong bệnh thần kinh, miễn dịch, ung thư và tạo máu

Acid folic còn đóng vai trò cốt yếu trong phát triển chức năng não và đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển cảm xúc và tâm thần. Bởi vì folate tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất dẫn truyền thần kinh như: dopamin, adrenalin, noradrenalin.

Acid folic chống giảm trí nhớ (alzheimer), nhiều nghiên cứu khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở những người có tuổi nên sử dụng khoảng 0,4mg acid folic/ngày. acid folic làm tăng thính lực, kết quả của chương trình bổ sung acid folic vào bột mì của mỹ và hà lan cho thấy ở hai quốc gia này, tỷ lệ người suy giảm thính lực do tuổi tác ít hơn hẳn so với các quốc gia khác.

Lượng acid folic được khuyên cung cấp: Trẻ còn bú: 50μg/ngày; Trẻ từ 1-3 tuổi: 100μg/ngày; Trẻ từ 4-12 tuổi: 200μg/ngày; Thanh niên từ 13 - 19 tuổi: 300μg/ngày; Người trưởng thành: 400μg/ngày; Phụ nữ có thai hay cho con bú: 600μg /ngày.

Ngoài ra, acid folic rất cần thiết cho sự tạo thành tế bào hồng cầu. tạo ra những tế bào máu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu to. thiếu acid folic trong khẩu phần ăn của người mẹ mang thai sẽ ảnh hưởng quá trình tạo máu và phát triển thai nhi, gây ra những nguy cơ cho trẻ sơ sinh như thiếu cân, khiếm khuyết ống thần kinh (nứt ống thần kinh, thiếu một phần não, hở cột sống).

Acid folic còn tham gia quá trình tổng hợp acid nucleic (and, arn) tạo nên gene. trong methyl hóa acid nucleotide, điều này dường như quan trọng trong ngăn ngừa ung thư. acid folic giảm nguy cơ ung thư kết tràng, nghiên cứu của đại học harvard (mỹ) cho thấy acid folic có khả năng giảm bớt ung thư kết tràng. folate có thể ngăn ngừa ung thư, mức hấp thu folate càng cao, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng càng thấp. thiếu folate có thể gây ung thư vú hoặc ung thư ruột.

Folate có thể trị bệnh hen suyễn, folate có thể giúp điều hòa đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng, do đó có thể làm giảm triệu chứng của hen và dị ứng.

Chế độ dinh dưỡng và bổ sung acid folic

Acid folic ở trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Vitamin B9 bị phá hủy nhanh bởi ôxy hóa và nhiệt. Vi khuẩn đường ruột tạo nguồn gốc cung cấp phụ thêm nhưng rất ít.

Nguồn gốc tốt nhất là: gan (gan bê, pate gan vịt…), trứng, nấm. Thiếu B9 sẽ đi kèm với thiếu vitamin C hoặc sắt, kẽm. Khi đó giảm tính sinh học có sẵn của B9. Nguồn gốc động vật: thịt, bò, lợn, bê, gà, trứng, gan (bò, heo, bê).Nguồn cung cấp tự nhiên của vitamin B9: nấm, cà rốt, khoai tây, sữa mẹ, sữa bò tươi, sữa bột, mầm lúa mì, đậu haricot, nấm men.

Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế thị trường chưa được kiểm soát tốt ở Việt Nam, nhiều người vì lợi nhuận sẵn sàng làm ra những sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nguồn thực phẩm được nuôi trồng không đúng quy trình, cùng với vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, do vậy, chất lượng thực phẩm chưa đủ hàm lượng vitamin, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là acid folic.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Trên thị trường ít có sản phẩm Thu*c bổ sung acid folic. đa phần người dân mới hiểu biết và chú trọng bổ sung acid folic cho bà mẹ mang thai. người ta quên rằng, người lớn trưởng thành cũng rất cần thiết bổ sung acid folic vì nó có thể làm giảm quá trình vữa xơ động mạch, từ đó ngăn chặn được các bệnh tim mạch, đột quỵ não và nhiều bệnh khác. đây chính là một lý do lý giải tỷ lệ tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ não ở việt nam tương đối cao, mặc dù tỷ lệ bị béo phì thấp. như vậy, việc bổ sung acid folic là rất cần thiết cho mọi lứa tuổi, giúp cơ thể phát triển toàn diện và phòng tránh được nhiều mặt bệnh nguy hiểm.

BSCKI. Nguyễn Văn Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vai-tro-cua-acid-folic-trong-du-phong-benh-tim-mach-va-dot-quy-nao-n146669.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY