Huyết học hôm nay

Vì sao chân dễ bị bầm tím dù không va chạm với vật gì?

Trong vài năm gần đây chân vợ tôi rất dễ bị bầm tím. Cô ấy phải mặc áo dài hoặc quần dài để che đi. Vì sao chân vợ tôi dễ bị bầm tím và cần làm gì để cải thiện tình trạng trên? Mong bác sĩ tư vấn giúp!

Có nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị bầm tím

Chào bạn!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây bầm tím như tác dụng phụ của một số loại Thu*c, một vấn đề sức khỏe hoặc lão hóa. Trong một nghiên cứu được thực  hiện trên 500 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy 18% trong số họ bị bầm tím mà không bị va chạm hoặc chấn thương nào.

Vết bầm tím được hình thành qua 3 bước: Bước bắt đầu là các mạch máu nhỏ (mao mạch) bị tổn thương vỡ ra và rỉ máu dưới da. Điều này có thể kích hoạt tiểu cầu di chuyển đến vị trí tổn thương và tạo thành một lớp bảo vệ ngăn giúp máu đông lại và không chảy ra. Cuối cùng, lớp bảo vệ này được củng cố bởi các protein làm đông máu (các yếu tố đông máu). Nếu bất kỳ bước nào trong các bước trên bị thay đổi, nguy cơ bầm tím sẽ tăng lên.

Ví dụ, sự bất thường của tiểu cầu có thể được gây ra bởi một số loại Thu*c và ở một số người mắc bệnh gan hoặc thiếu vitamin K, thậm chí là ăn tỏi cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Chúng ta cũng có xu hướng dễ bị bầm tím hơn khi già đi, đặc biệt là phụ nữ có làn da trắng hoặc thừa cân.

Điều quan trọng là vợ bạn cần xác định xem ngoài bầm tím thì có bị chảy máu ở các bộ phận khác của cơ thể không. Vợ bạn cũng cần kiểm tra một số loại Thu*c đang dùng. Các loại Thu*c có thể gây bầm tím da là ibuprofen, các Thu*c chống viêm không steroid (NSAID), Thu*c chống đông máu (warfarin), Thu*c chống ngưng kết tiểu cầu (ví dụ như aspirin và clopidogrel) và steroid.

Một số Thu*c kháng sinh và Thu*c chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vết bầm tím. Nếu vợ bạn bị bầm tím chân do tuổi tác thì không có bất kỳ phương pháp điều trị nào cho loại bầm tím này ngoài bảo vệ chân tay bằng quần áo dài tay. Nếu vợ bạn đang uống bất kỳ loại Thu*c nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xem đó có phải là nguyên nhân gây bầm tím không.

Nếu vợ bạn có những vết bầm tím có kích thước hơn 1cm trong nhiều năm thì tốt nhất cô ấy nên đến gặp bác sĩ huyết học để được kiểm tra.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Xử trí vết bầm tím trên da như thế nào?

>> Mệt mỏi, chảy máu chân răng và xuất hiện vết bầm tím, dấu hiệu bệnh gì?

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-chan-de-bi-bam-tim-du-khong-va-cham-voi-vat-gi-n404455.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY