Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé...

viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ đối tượng nào, nhất là ở trẻ em. bệnh thường gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. ngoài ra nếu không can thiệp sớm thì bệnh còn dễ diễn tiến phức tạp tiềm ẩn nhiều biến chứng.

Tìm hiểu tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu. hơn thế nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm thì các biến chứng hoàn toàn có thể phát sinh.

Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng niêm mạc lót bên trong mũi bị viêm do dị ứng với tác nhân gây bệnh ở cả trong và ngoài cơ thể. thông thường, khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì cơ thể sẽ giải phóng histamin cùng các triệu chứng như ngứa, sưng và có chất lỏng tích tụ ở bên trong mũi.

Bệnh có thể xảy ra theo mùa hay quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân hoặc mùa đông. Bởi lúc này phấn hoa phát tán nhiều, cùng với đó là không khí quá ẩm khiến cho nấm mốc dễ phát triển.

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể kích hoạt do một số nguyên nhân thường gặp như sau:

    Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ kéo theo độ ẩm, nhiệt độ không khí thay đổi bất thường. Điều này làm cho niêm mạc mũi của trẻ không thích nghi kịp dẫn tới hiện tượng kích ứng.
  • Tác nhân gây kích ứng: Thường gặp nhất là phấn hoa, khói Thu*c, lông thú, mạt bụi, nấm mốc… Chúng có thể gây kích thích niêm mạc mũi của trẻ, khiến khoang mũi bị dị ứng, ngứa ngáy, sưng đau. Sau một thời gian sẽ phát sinh thêm các triệu chứng khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở…
  • Cơ địa dị ứng: Thông thường bệnh lý này sẽ xuất hiện ở đối tượng trẻ có cơ địa dị ứng. Điều này lý giải tại sao cùng 1 tác nhân mà có trẻ mắc bệnh nhưng nhiều trẻ lại không sao.
  • Bệnh đường hô hấp: Thống kê ghi nhận rằng, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… thì khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ còn được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền. bên cạnh đó, cấu trúc mũi bất thường cũng như tổn thương trong khoang mũi cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Các triệu chứng nhận biết

Tùy thuộc vào mức độ kích ứng niêm mạc mũi cũng như thể trạng sức khỏe của trẻ mà các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể sẽ khác nhau. tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh lý này, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để nhận biết:

    Trẻ thường xuyên hắt hơi và sau đó là bị sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Ngoài ra, các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm còn khiến trẻ bị mất ngủ, chán ăn. từ đó không thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. chính vì vậy mà khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng thì bạn cần sớm đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời.

3. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ được các chuyên gia đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng. tuy nhiên, nếu không sớm phát hiện và điều trị thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến trẻ. có thể kể đến như:

    Khiến trẻ chậm phát triển cả thể chất và trí não: Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, quấy khóc thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, suy nhược, trí não kém phát triển hơn bình thường.
  • Các biến chứng có thể phát sinh: Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nếu để lâu sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đi cùng với đó là những biến chứng tiềm ẩn có nguy cơ xuất hiện cao hơn. Thường gặp nhất là nhiễm trùng xoang, viêm tai giữa, viêm họng hay hen suyễn.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ, việc đưa ra phương án điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. phải kể đến như:

    Độ tuổi của trẻ

Tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. đặc biệt là đối với trẻ nhũ nhi hay những trẻ dưới 3 tuổi. tuyệt đối không được chủ quan, bởi bệnh có thể nhanh chóng diễn tiến nặng, khó điều trị dứt điểm.

Đầu tiền bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, nắm bắt các triệu chứng mà trẻ gặp phải. Cùng với đó là thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Sau đó căn cứ thêm vào độ tuổi của trẻ để có thể lên toa Thu*c phù hợp nhất.

Dưới đây là một số loại Thu*c có thể sẽ được bác sĩ chỉ định:

    Thu*c kháng Histamine: Đây là loại Thu*c được dùng phổ biến trong khắc phục các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Có thể dùng ở cả dạng xịt hay dạng uống. Cả 2 dạng này đều hoạt động nhờ khả năng ngăn chặn sự sản sinh các chất trung gian gây viêm. Nếu dùng ở trẻ thì các loại Thu*c kháng Histamine thế hệ 2 thông dụng hơn. Bao gồm levocitirizine, azelastine, loratadine, desloratadine, cetirizine…
  • Thu*c nhỏ mũi hay phun xịt có chứa NaCl 0,9%: Thường sẽ giúp làm thông thoáng và sạch mũi. Đây là loại Thu*c viêm mũi dị ứng phù hợp cho nhiều đối tượng gồm trẻ em, nhũ nhi, phụ nữ mang thai và cả người lớn.
  • Thu*c thông mũi, xịt mũi: Nhóm Thu*c này có tác dụng khắc phục nhanh triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, đồng thời giúp đường thở được thông thoáng. Tuy nhiên, do có hoạt lực mạnh nên Thu*c thông mũi, xịt mũi dễ gây ra các tác dụng không mong muốn cho trẻ.
  • Thu*c chứa corticosteroid: Nhóm Thu*c này chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng hay mãn tính. Tuy nhiên, với trẻ em thì cũng cần phải hạn chế và nếu dùng chỉ nên dùng ngắn hạn để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ còn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng chất ổn định tế bào mast. Bên cạnh đó, liệu pháp tiêm miễn dịch hay miễn dịch đặt dưới lưỡi cũng có thể được dùng khi cần thiết.

Tất cả các loại Thu*c hay liệu pháp điều trị y tế khác đều cần được dùng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm, nhất là trẻ sơ sinh, nhũ nhi hay những bé dưới 4 tuổi. chính vì thế mà bạn cần theo dõi sát sao quá trình điều trị cho trẻ. khi có những vấn đề bất thường phát sinh thì cần báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Sai lầm thường gặp khi điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ xuất hiện, nhiều phụ huynh thường chủ quan không dẫn trẻ thăm khám mà tiến hành điều trị tại nhà. tuy nhiên, trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, việc điều trị không đúng cách có thể sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Và dưới đây là những sai lầm thường gặp khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ:

    Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ: Mẹo điều trị tại nhà này thường được nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia cho rằng đây là quan niệm sai lầm. Tỏi mặc dù chứa Allicin có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm nhưng khi nhỏ vào mũi trẻ có thể gây kích ứng, phù nề. Trong nhiều trường hợp còn làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đặc biệt với những trẻ dưới 3 tuổi bị viêm mũi dị ứng thì mẹ càng tuyệt đối không áp dụng cách này bởi niêm mạc mũi của trẻ còn rất mỏng.
  • Rửa mũi quá nhiều: Thực hiện cách này quá nhiều sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên có trong khoang mũi. Trong khi đó chất nhầy này giúp tạo độ ẩm và ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này thì trẻ càng dễ bị khô mũi, tổn thương niêm mạc mũi và bị viêm.
  • Dùng miệng hút mũi cho trẻ: Cách này rất nhiều mẹ áp dụng khi trẻ bị ngạt mũi do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, khi dùng miệng hút mũi thì mầm bệnh trong miệng cũng sẽ lây cho trẻ và khiến các triệu cứng nặng nề thêm.
  • Lạm dụng Thu*c nhỏ mũi: Khi trẻ gặp các triệu chứng viêm mũi dị ứng, không ít bậc phụ huynh thường mua Thu*c nhỏ mũi không kê toa về nhỏ cho trẻ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Các loại Thu*c có chứa corticoid hay kháng sinh dùng không đúng cách có thể khiến trẻ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, lạm dụng Thu*c co mạch có chứa hoạt chất Xylometazoline 0.05% – 0.1% còn khiến trẻ bị ngộ độc Thu*c.

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, dù trẻ còn nhỏ hay đã trên 3 tuổi thì bạn cũng cần tránh những sai lầm trên. đồng thời đưa trẻ thăm khám để điều trị đúng cách phù hợp với độ tuổi của trẻ theo chỉ định từ bác sĩ.

Chăm sóc và dự phòng viêm mũi dị ứng cho trẻ

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ khó điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát. chính vì thế mà bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng.

Dưới đây là những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa:

    Thường xuyên dùng máy xông mũi họng để xông mũi cho trẻ. Ngoài ra có thể xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối S*nh l* để loại bỏ dị nguyên. Nhất là khi trẻ đi ra ngoài về hay sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Mong rằng những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc con trẻ tốt hơn. hãy chú ý đến những triệu chứng bất thường mà trẻ gặp phải. sớm đưa trẻ thăm khám và theo dõi sát sao quá trình điều trị cho trẻ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định.

Có thể bạn quan tâm:

    Hướng dẫn làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng đúng cách

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-mui-di-ung-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY