Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản thường cấp tính ở trẻ là hậu quả của việc cảm lạnh do virus ở đường hô hấp trên.

Bệnh viêm thanh quản cấp tính ở trẻ

Viêm thanh quản cấp tính, viêm thanh khí quản cấp, viêm thanh khí phế quản cấp (gọi chung là croup) ở trẻ là một nhóm bệnh nhiễm trùng cấp bao gồm viêm dây thanh và các cấu trúc nằm dưới dây thanh. Bệnh thường gặp ở trẻ  từ 3 tháng đến 5 tuổi, cao nhất lúc 2 tuổi, thường gặp ở trẻ trai hơn so với trẻ gái; thường xảy ra vào cuối mùa thu đến mùa đông. Bệnh thường tái phát trong độ tuổi từ 3-6 tuổi và khoảng 15% bệnh nhi có tiền sử gia đình bị viêm thanh khí phế quản cấp.

Virus á cúm (parainfluenza virus typ 1, 2 và 3) là nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản cấp thường gặp chiếm 75% các trường hợp bệnh. Tiếp đến là virus cúm A và B, Adenovirrus, virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus sởi, trong đó, virus cúm A thường gây bệnh nặng.

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính gây khó chịu cho trẻ với các triệu chứng thường thấy: Đau họng, ho ông ổng, khàn tiếng, khi ngủ trẻ thở khò khè, thở rít, hơi thở không đều. Nếu không kịp điều trị bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Khi đó trẻ có cảm giác khó thở, đau họng, thở rít mạnh, lên cơn tím tái.

Hạn chế để trẻ gào khóc, la hét lớn làm ảnh hưởng đến thanh quản.

Làm sao điều trị?

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính thường kéo dài trong khoảng vài ngày rồi khỏi hẳn trong 7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Nếu không điều trị, bệnh nặng lên có thể gây biến chứng, viêm tai giữa hay viêm phổi. Viêm thanh khí phế quản cấp tính là một bệnh dễ tái phát, chính vì vậy khi trẻ có các biểu hiện, triệu chứng khác thường về đường hô hấp thì phụ huynh nên đưa con em mình đến bệnh viện khám và điều trị sớm. Khi bệnh đã khỏi thì cha mẹ cũng nên tìm biện pháp phòng ngừa, chăm sóc đảm bảo cho bé không bị tái phát.

Bên cạnh đó, cần tạo môi trường yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế nói chuyện, cho trẻ uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm. Đồng thời, cho trẻ ăn thực phẩm mềm, loãng để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, việc giữ ấm cho trẻ cũng giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Có thể phòng tránh được?

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính có thể phòng tránh được nếu các bậc phụ huynh thực hiện đúng:

Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, nấm mốc và Thu*c lá...

Hạn chế để trẻ gào khóc, la hét quá lớn tránh làm ảnh hưởng đến thanh quản.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường có độ ẩm không khí thấp để trẻ không bị khô họng.

Cho trẻ uống nước hay sữa nhiều để đảm bảo cổ họng luôn được ẩm, hoạt động trơn tru hơn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé, đặc biệt cho trẻ ăn nhiều rau củ và hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh để tránh lây.

Mặc dù là bệnh lành tính, dễ điều trị, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng lúc, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức về căn bệnh này để có thể tránh tái phát bệnh, gây nguy hiểm cho trẻ.

TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-khong-tai-phat-n151656.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY