Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Vừa nhìn con chào đời, ông bố sợ tái mặt không dám bế nhưng bác sĩ liền chúc mừng điều may mắn hiếm có

Khi nhìn nữ hộ sinh bế đứa trẻ là con mình trong tay, người bố sợ hãi tột cùng.

Sau khi mang thai, điều các ông bố, bà mẹ mong chờ nhất là ngày con yêu chào đời. Để được cùng vợ chứng kiến sự ra đời của con, có nhiều ông bố trẻ tương lai đã chọn cách đi vào phòng sinh cùng vợ "vượt cạn".

Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao câu chuyện về một ông bố khi được nữ hộ sinh trao cho đứa con sơ sinh chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối, đã sợ hãi đến mức không dám cả bế con.

Được biết, khi vợ chuyển dạ, người chồng đã cùng vào phòng sinh, động viên vợ rất nhiều, quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ, nhưng khi nữ hộ sinh bế đứa trẻ sơ sinh ra, người chồng phát hiện toàn bộ cơ thể đứa trẻ sơ sinh được bao bọc trong một lớp màng trong suốt.

Vợ đẻ ra con trong bọc điều, chồng tái mặt sợ hãi, không dám cả bế con, còn bác sĩ liền nói chúc mừng điều may mắn hiếm có - Ảnh 1.

Trẻ được sinh ra trong bọc điều là trường hợp rất hiếm.

Hình ảnh của đứa trẻ khiến người chồng vô cùng sợ hãi, thậm chí không dám đưa tay ra ôm lấy đứa con mới sinh, sắc mặt của anh chàng cũng tái nhợt, không hiểu đứa trẻ bị làm sao.

Ngay lập tức, bác sĩ giải đáp cho thắc mắc của người bố trẻ: "chúc mừng, cậu đã có một đứa con đẻ bọc điều may mắn". hóa ra, con anh là một đứa trẻ sinh ra trong bọc điều, lớp màng bao quanh đứa trẻ mà anh chàng nhìn thấy gọi là màng thai, có vai trò bảo vệ em bé khi còn trong bụng mẹ.

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bị vỡ ối trước khi chào đời ra khỏi bụng người mẹ, rất hiếm những đứa trẻ sinh ra trong túi ối vẫn còn nguyên vẹn, đó là một điều may mắn.

Những em bé được sinh ra trong tình trạng vẫn còn nguyên trong bọc ối, dân gian gọi là "bọc điều" là cực kỳ hiếm, với tỉ lệ chỉ 80.000 trường hợp có 1, và được xem là điềm lành ở cả Việt Nam và trên thế giới.

"Đẻ bọc điều" là gì?

"Bọc điều" chính là bọc nước ối - túi màng chứa đựng chất lỏng bao quanh thanh nhi. Một bọc điều có 2 lớp bọc, được gọi là màng ối và màng đệm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Với lớp màng này, thai nhi được hình thành và phát triển trong không gian kín.

Màng bọc nước ối còn có thể bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm trùng từ bên ngoài hay nguy hiểm bởi tác động từ các chấn động bên ngoài.

Vợ đẻ ra con trong bọc điều, chồng tái mặt sợ hãi, không dám cả bế con, còn bác sĩ liền nói chúc mừng điều may mắn hiếm có - Ảnh 2.

Màng bọc nước ối rất quan trọng đối với thai nhi, mẹ bầu nên đề phòng "vỡ ối sớm"

Vỡ ối sớm là hiện tượng mẹ bầu bị vỡ ối trước ngày dự sinh. Nếu tình trạng vỡ ối sớm xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là "vỡ ối sớm".

Thai nhi duy trì sự sống trong nước ối trước khi chào đời, nếu màng bọc nước ối bị vỡ sớm, nước ối trong màng sẽ chảy ra ngoài, lượng nước ối mất đi càng nhiều thì nguy cơ thai nhi bị thiếu oxy và nhiễm trùng bên ngoài càng cao. Ngay cả những bà mẹ sắp sinh cũng có thể gặp các vấn đề như nhiễm trùng tử cung, rụng dây rốn, bong nhau thai, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả em bé và bà mẹ sắp sinh.

Vừa nhìn con chào đời, chồng sợ tái mặt không dám bế, bác sĩ liền nói chúc mừng điều may mắn hiếm có - Ảnh 4.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/vua-nhin-con-chao-doi-ong-bo-so-tai-mat-khong-dam-be-nhung-bac-si-lien-chuc-mung-dieu-may-man-hiem-co-20210514042719237.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY