Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

WHO: Không dùng Thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Hiện vẫn chưa xác định được hiệu quả của hydroxychloroquine và chloroquine (Thuốc chữa sốt rét) trong điều trị bệnh COVID-19 hoặc cải thiện sức khỏe của người bệnh - một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.
who khong dung thuoc sot ret trong dieu tri covid 19 Tình trạng bệnh nhân 91 vẫn rất nặng, sự sống gần như phụ thuộc vào ECMO
who khong dung thuoc sot ret trong dieu tri covid 19 Thêm gần 100.000 ca mắc mới, thế giới có hơn 5 triệu ca nhiễm COVID-19
who khong dung thuoc sot ret trong dieu tri covid 19
WHO khuyến cáo không dùng Thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19 (Ảnh minh hoạ: Getty)

Theo TTXVN, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/5 khuyến cáo không sử dụng hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trả lời họp báo, Tiến sỹ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh rằng chỉ sử dụng những loại Thuốc trị sốt rét và các bệnh khác này trong thử nghiệm lâm sàng.

Ông Ryan nêu rõ: Mặc dù cả 2 loại Thuốc nói trên đã được cấp phép sử dụng điều trị nhiều bệnh, song, ở giai đoạn này chưa xác định được hiệu quả của các Thuốc này trong điều trị bệnh COVID-19 hoặc cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Theo ông Ryan, nhà chức trách nhiều nước đã đưa ra những cảnh báo về tác dụng phụ của Thuốc này cũng như hạn chế sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng vì đã xảy ra một số tác dụng phụ.

Trong khi đó, Tiến sỹ Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của Chương trình y tế khẩn cấp, nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hiện nay là đoàn kết và hợp tác giữa các nước trong việc tiến hành các cuộc thử nghiệm, hướng tới mục tiêu chung tìm ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19.

Theo thống kê của trang theo dõi Worldometers, tính đến 13h ngày 21/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 5.090.157 ca nhiễm và 329.739 ca Tu vong do COVID-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/who-khong-dung-thuoc-sot-ret-trong-dieu-tri-covid-19-108886.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY