Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị mọi quốc gia tăng cường xét nghiệm và cách ly bởi đó là trụ cột trong phòng chống dịch Covid-19.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp báo ngày 16/3. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đồng thời chỉ trích một số quốc gia vì chưa nỗ lực trong việc phát hiện và khống chế sự lây lan của virus.

Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, các ca nhiễm nCoV mới đã leo thang nhanh chóng trong tuần qua.

"Song chúng tôi chưa thấy phản ứng tương xứng trong khâu thử nghiệm, cách ly và tìm kiếm những người tiếp xúc với bệnh nhân. Đây là 'xương sống' trong việc đối phó dịch bệnh", ông nói.

"Chúng tôi có một thông điệp đơn giản cho các quốc gia: xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Kiểm tra tất cả các ca nghi nhiễm, nếu kết quả dương tính, hãy đưa họ đi cách ly, tìm ra những người họ từng tiếp xúc trong vòng hai ngày trước khi có triệu chứng và xét nghiệm cả những người này", ông Tedros bổ sung.

WHO đã chuyển gần 1,5 triệu kit đến 120 quốc gia. Tổ chức cũng đang làm việc với các công ty để tăng số xét nghiệm ở các quốc gia cần thiết nhất. Trong bối cảnh nhiều nước chịu tình trạng quá tải hệ thống y tế, ông Tedros đề nghị ưu tiên các bệnh nhân lớn tuổi, những người mắc bệnh nền và có triệu chứng nghiêm trọng.

Ông Tedros cũng ca ngợi Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore trong công tác dập dịch. Khác với các nước phương Tây, cả ba quốc gia đều bác bỏ ý tưởng cho bệnh nhân cách ly tại nhà. Việc xét nghiệm trên diện rộng và cách ly nhanh chóng tại các nước này dần phát huy tác dụng, ông đánh giá.

Tính đến ngày 17/3, Hàn Quốc có hơn 8.200 trường hợp dương tính với virus, song chỉ 75 bệnh nhân Tu vong, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 3,4% trên toàn thế giới. Số ca bệnh ở Singapore ổn định ở mức 243, chưa có trường hợp Tu vong. Số ca bệnh tại Trung Quốc giảm kỷ lục trong tuần qua. Nước này đã đóng cửa bệnh viện dã chiến cuối cùng tại Vũ Hán.

Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp ngày 11/3 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP

Người đứng đầu WHO không ám chỉ bất cứ quốc gia nào, song trong những ngày gần đây, lãnh đạo các bang cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã hứng hiều chỉ trích liên quan đến khâu xét nghiệm Covid-19. Khi dịch bệnh bùng phát, nước này chỉ kiểm tra y tế đối với những người từng đi du lịch đến Trung Quốc, có triệu chứng phổ biến hoặc từng tiếp xúc với người bệnh. Song nhiều người cho rằng các tiêu chí này là quá khắt khe.

Thục Linh (Theo CNBC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/who-xet-nghiem-xet-nghiem-xet-nghiem-4070308.html#box_comment)
Từ khóa: virus corona

Chủ đề liên quan:

nghiệm virus corona xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY