Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Xử trí trường hợp tiêu chảy do Rotavirus

Con tôi 5 tuổi, bị tiêu chảy nghi do Rotavirus đã 2 ngày nay, nhưng tôi vẫn loay hoay không biết cách chăm sóc con thế nào?

Tôi nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh?

Nguyễn Thu Anh (Hà Nội)

Trước tiên, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có cách chữa trị phù hợp. Đối với tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh có khả năng lây lan nhanh với đường lây truyền phổ biến là phân - miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virut rồi đưa tay lên miệng, virut sẽ dễ dàng xâm nhập đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Virut gây bệnh này có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt rắn và đến 21 ngày trong phân. Vì vậy, nếu trẻ bị bệnh, nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho trẻ khác. Bù nước là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân tiêu chảy. Bù nước bằng đường miệng là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Cần bù nước cho trẻ bằng oresol: pha đúng cách theo chỉ dẫn của gói Thu*c, với trẻ nhỏ uống oresol từng thìa nhỏ, 1-2 phút/thìa, bù nước 50ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Nếu trẻ không thể bù nước bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến bệnh viện để truyền dịch kịp thời. Trẻ cần ăn uống thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, nếu trẻ bị nôn ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi đút lại, chậm hơn. Dấu hiệu bệnh sẽ giảm dần và hết hẳn sau từ 3-5 ngày.

Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tuyệt đối không dùng Thu*c cầm tiêu chảy cho trẻ vì các Thu*c này làm giảm nhu động ruột, gây liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, làm virut - nguyên nhân gây tiêu chảy ứ đọng lâu hơn, lâu ngày có thể dẫn đến trướng bụng, tắc ruột...

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-truong-hop-tieu-chay-do-rotavirus-n166103.html)
Từ khóa: Rotavirus

Chủ đề liên quan:

rotavirus tiêu chảy

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY