Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Xuất huyết đại tràng – Cách nhận biết, xử lý và điều trị

Xuất huyết đại tràng là một trong những vấn đề về hệ tiêu hóa nghiêm trọng, cần chú ý phát hiện sớm và xử lý đúng cách để hạn chế tối đa tổn thương...

xuất huyết đại tràng là tình trạng rất khó tránh khỏi trong trường hợp cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng. nếu không sớm phát hiện và kiểm soát thì nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ dễ dàng phát sinh. trong đó, tình trạng chảy máu ồ ạt có thể còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết đại tràng

Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương mà không được chữa trị kịp thời thường sẽ gây ra tình trạng sưng viêm, các mạch máu giãn nở và gây chảy máu trên bề mặt. cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân đại tràng bị xuất huyết.

Tuy nhiên nhiều giả thuyết đặt ra rằng, tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sau đây:

    Viêm loét đại tràng: Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành những tổn thương khu trú hay lan tỏa ngay ở lớp niêm mạc đại tràng do phản ứng viêm gây ra. Đối với những ổ loét lớn, nếu có tác nhân kích thích thì tình trạng chảy máu là khó tránh khỏi.
  • Ung thư đại tràng: Khi ở giai đoạn sớm thì bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện thì các tế bào ung thư có thể phát triển tạo ra những tổn thương và gây chảy máu.
  • Giãn tĩnh mạch đại tràng: Giãn tĩnh mạch sẽ làm cho nguy cơ rách tĩnh mạch tăng lên khi có các yếu tố tác nhân tác động vào. Tình trạng này có thể khiến cho đại tràng bị chảy máu. Người bệnh thường đi ngoài ra phân có dính máu hay phân có màu đen.

Ngoài ra, một số vấn đề khác có thể sẽ kích hoạt chảy máu đại tràng hoặc làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. điển hình nhất là lạm dụng rượu bia, sử dung chất kích thích hay thường xuyên hút Thu*c lá.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết đại tràng

Tình trạng tiêu hóa thường kèm theo nhiều triệu chứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh cần chú ý để có thể phát hiện sớm:

    Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới và 2 bên hố chậu, có thể diễn ra âm ỉ nhưng đôi khi còn kích hoạt ở mức dữ dội. Cơn đau kéo dài có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu.
  • Căng tức bụng: Đây chính là hệ quả của tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng khiến cho chức năng tiêu hóa suy giảm. Khi niêm mạc chảy máu thì tình trạng này thường nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị đầy bụng hay chán ăn.
  • Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng xuất huyết đại tràng. Người bệnh có thể bị đi ngoài có lẫn máu hay phân đen. Chú ý rằng, rất hiếm trường hợp bị nôn ra máu, khác với xuất huyết dạ dày người bệnh thường hay nôn ra máu.

Nếu tình trạng xuất huyết không được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm thì nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ dễ dàng phát sinh.

Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Xuất huyết đại tràng được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng. nếu không sớm can thiệp thì rất dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm.

Dưới đây là một số biến chứng có thể xuất hiện khi không sớm kiểm soát tình trạng xuất huyết đại tràng:

    Phình giãn đại tràng cấp tính.

Để dự phòng biến chứng, bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe, bạn cần chú ý để có thể sớm phát hiên và can thiệp khi bị xuất huyết đại tràng.

Cách xử lý và điều trị khi bị xuất huyết đại tràng

Xử lý đúng cách sẽ hạn chế được các rủi ro, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. khi bị xuất huyết đại tràng, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

1. Xử lý tại chỗ

Khi bị xuất huyết đại tràng, bạn không nên di chuyển hay vận động nhiều bởi có thể khiến cho tổn thương chảy máu nhiều hơn. thay vào đó, hãy chú ý nằm nghỉ ngơi ở một chỗ trên giường. thông thường, bạn sẽ cần phải được nằm yên một chỗ trong khoảng ít nhất 15 – 20 phút để tránh tác động tới tổn thương trong đại tràng, hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu.

Tiếp sau đó, cần biết cách xử lý cầm máu tại chỗ để giảm rủi ro mà tình trạng xuất huyết đại tràng gây ra. trước tiên, có thể uống nước muối ấm pha loãng, tiếp đến có thể bù thêm nước và điện giải khi người bệnh bị nôn ói hay tiêu chảy nhiều.

Bên cạnh đó, có thể hỏi các dược sĩ ở tiệm Thu*c Tây gần nhà về việc sử dụng một số loại Thu*c cầm máu không kê toa. Ví dụ như Posthypophyse, Hemocaprol hay Vitamin K dạng ống với dung tích 5ml.

2. Điều trị y tế

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cùng với nguyên nhân gây ra chảy máu mà bác sĩ sẽ có cách can thiệp phù hợp. Để xác định được mức độ nặng nhẹ của tình trạng chảy máu, việc thăm khám để chẩn đoán là cần thiết.

Có thể áp dụng các liệu pháp như xét nghiệm mẫu phân, nội soi, siêu âm, chụp x-quang hay xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán. phương án điều trị có thể là:

Điều trị bảo tồn:

Được áp dụng trong trường hợp chảy máu từ nhẹ cho tới trung bình. Bác sĩ có thể yêu cầu truyền máu trong trường hợp chảy máu nhiều khiến người bệnh bị thiếu máu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được cho truyền dịch hay một số các loại vitamin cần thiết để nhanh chóng phục hồi. bác sĩ cũng có thể dùng nước để rửa niêm mạc đại tràng với mục đích làm sạch vị trí chảy máu.

Kết hợp với truyền màu và truyền dịch thì một số loại Thu*c Tây cũng sẽ được chỉ định. Mục đích của việc sử dụng Thu*c Tây là để ngăn chặn tình trạng chảy máu và có thể hỗ trợ tốt hơn cho quá trình hàn gắn tổn thương niêm mạc.

Điều trị ngoại khoa:

Đa phần các trường hợp chảy máu đại tràng đều sẽ được phục hồi tốt sau khi điều trị bảo tồn. nhưng với những trường hợp người bệnh bị chảy máu nhiều với mức độ nghiêm trọng thì việc điều trị bảo tồn sẽ không thể đáp ứng tốt.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc việc can thiệp ngoại khoa để khắc phục vấn đề. Bởi chảy máu ồ ạt có thể dẫn tới mất máu nghiêm trọng. Trường hợp không sớm can thiệp phẫu thuật thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Xuất huyết đại tràng thường sẽ phải mổ trong các trường hợp, viêm loét đại tràng thể nặng, thủng đại tràng, viêm túi thừa, polyp đại tràng hay ung thư đại tràng. trong quá trình mổ thì người bệnh thường được truyền máu để tránh mất máu và gây ảnh hưởng tới sự thành công của ca mổ.

3. Chăm sóc và dự phòng tại nhà

Để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc khắc phục tình trạng xuất huyết đại tràng thì ngoài việc xử lý và điều trị y tế thì bạn cần chăm sóc tốt tại nhà. cần chú ý đến các vấn đề sau đây để sức khỏe nhanh chóng được phục hồi:

    Thường xuyên theo dõi huyết áp, mạch đập, nhiệt độ cơ thể cũng như tình trạng nôn mửa và đau bụng. Nếu xuất hiện những vấn đề bất thường hãy lập tức thông báo cho bác sĩ.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm về tình trạng xuất huyết đại tràng để có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và xử lý nếu không may mắc phải. tốt nhất nên thăm khám bác sĩ ngay, nghiêm túc điều trị theo phác đồ, cùng với đó là chăm sóc tốt tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

    Các bệnh về đại tràng có thể gặp và thông tin cần biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/xuat-huyet-dai-trang)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY