Dáng đẹp hôm nay

3 bộ phận này bốc mùi khó chịu chứng tỏ thận đang suy yếu

Để đảm bảo chức năng thận luôn ổn định, chúng ta nên theo dõi sức khỏe của thận mọi lúc, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cần thăm khám bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ ung thư thận.

Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc dạ dày, tim, phổi... mà quên mất rằng còn có một cơ quan vô cùng quan trọng đó chính là thận.

Theo Đông y, thận được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Nó vừa thực hiện chức năng Sinh d*c, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Đồng thời, thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nên chỉ khi thận khỏe mạnh thì chức năng S*nh l* của cơ thể mới có thể hoạt động trơn tru.

Để đảm bảo chức năng thận luôn ổn định, chúng ta nên theo dõi sức khỏe của thận mọi lúc, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cần thăm khám bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ ung thư thận có cơ hội phát triển.

Theo y học Trung Quốc, khi thận của bạn "kêu cứu", sẽ có 3 bộ phận "bốc mùi" rõ rệt, đó là:

1. Nước tiểu bốc mùi

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Chính vì vậy, nước tiểu có thể yếu tố miêu tả chức năng thận chính xác nhất.

Khi thận bị rối loạn chức năng, những loại chất không có lợi cho cơ thể sẽ không được đào thải hoàn toàn, lúc này nước tiểu phát ra mùi "đặc biệt".

Nếu là người có sức khỏe tốt, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, mùi rất nhẹ. Nhưng nếu như màu nước tiểu đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên tiểu đêm, thấy nước tiểu có bọt, có máu... thì càng cần đi khám gấp để kiểm tra chức năng thận.

2. Miệng có mùi lạ

Hơi thở bốc mùi không chỉ là dấu hiệu của đường ruột, bệnh nha chu... mà còn có thể cảnh báo các vấn đề về thận.

Khi thận suy yếu, các chất độc sẽ không thể được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu, chính vì thế nó có thể thoát ra ngoài qua hơi thở, mùi lúc này sẽ tương tự như trứng thối.

Đương nhiên, vẫn có thể xảy ra những lý do khác khiến bạn bị hôi miệng vì vậy bạn nên đi khám sức khỏe để có câu trả lời.

3. Hôi chân

Mùi hôi chân không chỉ xuất hiện do vận động nhiều mà còn có thể bắt nguồn từ khả năng bài tiết không tốt của thận. Khi thận bị rối loạn chức năng, độc tố càng tích tụ nhiều trong cơ thể do không được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu.

Lúc này, mùi mồ hôi ở nách, đặc biệt là hôi chân càng trở nên "bốc mùi" khó chịu hơn.

Có thể bạn quan tâm

    Bác sĩ mách 8 nguyên tắc vàng bảo vệ thận

  • Trẻ có biểu hiện này khi đi tiểu, cha mẹ lưu ý điều trị sớm kẻo suy thận

  • Trẻ có biểu hiện này khi ngủ, cha mẹ thận trọng theo dõi kẻo trẻ gặp nguy hiểm

Theo afamily.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/3-bo-phan-nay-boc-mui-kho-chiu-chung-to-than-dang-suy-yeu-20200705114222772.html)

Tin cùng nội dung

  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY