Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm bạn phải dừng lại ngay

Mẹ tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm dưới đây khi chăm sóc trẻ ốm đâu nhé.

Để hạ sốt, bạn phải mặc ấm cho trẻ

Anh minh họa.

Chúng ta từng nghe nói rằng cần phải quấn ấm cho trẻ khi chúng bị sốt. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm vì làn da có thể tự kiểm soát nhiệt độ cơ thể hiệu quả. Nếu bạn mặc quá nhiều quần áo cho trẻ, nhiệt độ sẽ tăng lên hoặc không giảm. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên đặt khăn ướt, mát lên trán bé, cho bé uống nhiều nước, để phòng ngủ thoáng khí và bỏ bớt quần áo để nhiệt độ dễ thoát ra ngoài hơn.

Kiêng tắm cho con khi ốm

Mọi người thường nghĩ rằng nếu tắm cho con khi bé bị ốm, chúng có thể bị cảm lạnh và bệnh trầm trọng hơn. Khi trẻ ốm bệnh, bạn vẫn nên lau rửa thay quần áo cho bé, hoặc những ngày nhiệt độ thấp cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió và ủ ấm ngay sau khi tắm phòng ngừa nhiễm lạnh. Các bác sĩ cũng khẳng định trẻ có thể tắm khi bị bệnh nhưng với nhiệt độ cơ thể không cao quá 37,2 độ C và không bị bệnh ngoài da.

Cố cạy răng khi bé bị co giật

Những bé từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi bé co giật biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, để bé nằm nghiêng một bên cho đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của bé. bạn có thể nhét Thu*c hạ sốt vào hậu môn bé và lau ướt người bé bằng nước ấm, chờ một vài phút cho bé hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa con đến bệnh viện. bố mẹ không nên cố cạy miệng bé ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho bé.

Dùng Thu*c để cầm tiêu chảy gấp

Khi bé tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là đi ngoài phân lỏng nước, nhiều người thường mua Thu*c cầm tiêu chảy cho con mà không biết một số Thu*c loại này có thành phần dược lý giống Thu*c phi*n. chất này có thể cầm tiêu chảy ngay nhưng lại gây ngộ độc và Tu vong cho bé, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là cha mẹ nên cho con uống oresol pha theo đúng liều lượng để bù lại lượng nước bị mất. nếu bé không uống được các loại nước này thì có thể cho bé uống nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi xem bé có bị mất nước không, nếu có cần đưa con đến cơ sở y tế để kịp điều trị.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/4-sai-lam-khi-cham-soc-tre-om-ban-phai-dung-lai-ngay-34615.html?fbclid=IwAR3bb5yutInLEdaadhYwpwVuixm6lmksAb2WRP6DL9ymYZMfin5KBuuA00c

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-sai-lam-khi-cham-soc-tre-om-ban-phai-dung-lai-ngay/20210605093232200)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY