Sức khỏe hôm nay

Ai hay bị viêm phế quản

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên...
Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ. Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở trẻ em đây là báo hiệu của một bệnh như sởi... Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Nếu không có biểu hiện nặng thì không cần đưa trẻ đi viện mà xử trí tại nhà, với trường hợp nhẹ chỉ cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể dùng dầu gió dầu bạc hà, cao xoa vào vùng cổ họng, uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí - phế quản cấp): Viêm khí - phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời... Bệnh nhi ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm, khi ho có thể quặn đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt không cao, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Thường do virut gây ra một số trường hợp do vi khuẩn. Xử trí: Dùng các Thu*c ho, Thu*c long đờm, dùng kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, đa số các trường hợp không cần đi viện.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các bậc cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều cần lưu ý là trẻ em khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường... Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến Tu vong.

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói Thu*c lá.

Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá.

Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau, củ, quả.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-hay-bi-viem-phe-quan-16439.html)

Tin cùng nội dung

  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.