Tiêu hóa hôm nay

Ăn gì khi bị tiêu chảy?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi đang bị tiêu chảy không phải là vấn đề đơn giản.
Làm thế nào để khẩu phần ăn của bạn giúp cải thiện tình trạng khó chịu của bao tử, khắc phục các cơn tiêu chảy? Hãy chú ý đến những thực phẩm được đánh giá là an toàn và có ích cho bệnh tiêu chảy dưới đây. 1. Chuối

Là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa, chuối được xem là thức ăn lý tưởng khi bao tử của bạn đang bất ổn. Hàm lượng kali dồi dào trong chuối giúp khôi phục các chất điện phân đã bị mất do bệnh tiêu chảy gây ra.

Trong chuối còn có nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải sẽ cô đặc trở lại. Quả chuối còn giàu chất inulin - cũng là một loại chất xơ hòa tan. Inulin còn là một prebiotic, giúp kích thích sự phát triển của những lợi khuẩn trong ruột nên rất cần thiết cho những ai đang bị tiêu chảy.

2. Cơm trắng và khoai tây nghiền

Do chứa ít chất xơ nên những thực phẩm cung cấp tinh bột này rất dễ tiêu hóa, làm gia tăng chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm), giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều.

3. Sốt táo

Giống như chuối, táo sẽ bổ sung thêm nhiều pectin. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ quá cao trong táo tươi là một trở ngại lớn khi hệ tiêu hóa đang mệt mỏi. Do đó, những món ăn được chế biến từ táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, cho phép bạn được hưởng lợi từ các chất pectin, đường cùng với nhiều dưỡng chất dồi dào khác có trong loại trái cây này.

4. Bánh mì trắng và bánh quy

Khi ruột hoạt động bình thường, bạn nên ăn nhiều những sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc thô. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy, bạn lại cần những thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì làm từ bột mì trắng hay các loại bánh quy. Quá trình loại bỏ phần vỏ thô bên ngoài của ngũ cốc giúp những thực phẩm tinh chế trở nên dễ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

5. Sữa chua

Hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa luôn là lời khuyên thường gặp nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với những người đang bị tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là một ngoại lệ. Bạn nên chọn các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống. Đây chính là các probiotic và sự hiện diện của chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

6. Gà luộc

Thịt gà luộc cung cấp một lượng protein dễ tiêu hóa, giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi khi đang bị mất nhiều nước do tiêu chảy. Bơ và dầu mỡ rất khó tiêu, do đó, bạn chỉ nên ăn món gà luộc với phần thịt đã được lọc bỏ hết mỡ và da.

7. Quả việt quất

Tác dụng của quả việt quất đối với người bị tiêu chảy nằm ở lượng tanin dồi dào. Chúng hoạt động như một chất làm se, giúp làm co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm và loại trừ tình trạng tiết dịch và chất nhầy. Trong quả việt quất còn có chứa chất anthocyanoside có công dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn cung cấp các chất chống ô-xy hóa và chất xơ hòa tan pectin.

Ở nước ta quả việt quất được bán ở các cửa hàng nhập khẩu rái cây hoặc chọn những sản phẩm được chế biến từ quả này có bán tại các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị.

8. Trà bạc hà

Uống một ly trà bạc hà nóng khi đang bị tiêu chảy không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ bụng mà còn giúp khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu. Bạc hà có tác dụng làm dịu những ảnh hưởng của tình trạng đầy hơi và hạn chế những cơn đau.

Mangyte.vn
Theo Khôi Nguyên - Phụ Nữ TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-gi-khi-bi-tieu-chay-1645.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY