Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bà bầu bị đau ruột thừa khi mang thai nên làm gì để điều trị?

Bị viêm ruột thừa khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai. Do đó, tốt nhất là bạn nên trang bị một số thông tin về dấu hiệu và cách điều trị

viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là nguyên nhân thường xuyên khiến phụ nữ cần đến một ca phẫu thuật trong thai kỳ. người ta ước tính rằng có khoảng 1500 phụ nữ cần phẫu thuật để cắt ruột thừa trong thai kỳ.

Đau ruột thừa khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, thể chất và nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều. do đó, việc chấn đoán viêm ruột thừa khi mang thai thường gặp nhiều khó khăn. việc chẩn đoán sẽ dễ dàng và chính xác hơn vào ba tháng đầu và giữa của thai kỳ.

Trong thai kỳ, viêm ruột thừa sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe của người mẹ, từ đó làm chậm sự phát triển của thai nhi. hơn nữa, viêm ruột thừa khi mang thai có thể làm tăng tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non lên đến 36%. việc này thường xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, chẩn đoán viêm ruột thừa khi mang thai càng sớm càng tốt. bởi vì bạn trì hoãn càng lâu thì càng có nhiều biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là thủng ruột thừa. vỡ ruột thừa khi mang thai có dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. đã có trường hợp người phụ nữ mang thai Tu vong do bị vỡ ruột thừa. do đó, việc quan trọng là bạn nhận ra các dấu hiệu và điều trị kịp lúc.

Dấu hiệu đau ruột thừa khi mang thai

Các triệu chứng phổ biến của viêm ruột thừa khi mang thai bao gồm:

1/ Đau ở bụng

Triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm ruột thừa chính là đau bụng và nó xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng chứ không chỉ ở phụ nữ mang thai.

Ruột thừa nằm ở bên dưới vùng phải, vì vậy cơn đau thường xuất hiện ở góc phần tư đó và lan sang các vùng lân cận. cơn đau sẽ bắt đầu nhỏ, nhẹ và tích tụ theo thời gian. nó sẽ trở nên khó chịu, thậm chí là tạo áp lực lên thai nhi vào 3 tháng cuối của thai kỳ nếu như không được điều trị đúng lúc.

2/ Chảy máu *m đ*o

Chảy máu *m đ*o là một dấu hiệu khá nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị chảy máu, dù nhiều hay ít, kết hợp với những cơn đau bụng thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để khắc phục kịp lúc.

3/ Buồn nôn và nôn

Đây là một dấu hiệu phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên bị buồn nôn kèm theo cảm giác đau ở vùng bụng dưới thì rất có thể đây là dấu hiệu viêm ruột thừa.

Ngoài ra, bị đau ruột thừa khi mang thai có thể kèm theo một số dấu hiệu như:

    Sốt nhẹ và sưng ở vùng bụng

Chẩn đoán viêm ruột thừa khi mang thai

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nêu trên hoặc nghi ngờ bản thân có dấu hiệu viêm ruột thừa thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện. chẩn đoán viêm ruột thừa khi mang thai là một thủ tục khó khăn và việc điều trị thường khá phức tạp. công việc chẩn đoán đau ruột thừa khi đang mang thai bao gồm:

    Xét nghiệm máu: Viêm ruột thừa sẽ làm tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể. Do đó, phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định số lượng bạch cầu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Viêm ruột thừa sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Siêu âm: Là thủ thuật dễ thực hiện nhất trong thai kỳ. Siêu âm có thể quan sát hình ảnh trong ruột để xác định ruột thừa có bình thường hay không.
  • MRI: Nếu siêu âm không đưa ra được kết luận thì MRI Scan sẽ được thực hiện. MRI cũng không gây ra nhiều rủi ro hoặc phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Điều trị viêm ruột thừa khi mang thai

Hiện tại có 2 cách điều trị viêm ruột thừa khi mang thai. đó là sử dụng Thu*c kháng sinh và phẫu thuật loại bỏ ruột thừa. tùy vào tình trạng và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là phẫu thuật cắt ruột thừa khi bệnh mới khởi phát. điều này tốt hơn rất nhiều sô với việc chờ đợi bệnh phát triển.

1/ Sử dụng Thu*c kháng sinh

Thu*c kháng sinh sẽ được chỉ định trong tình trạng viêm nhẹ hoặc không có khả năng chuyển biến tệ đi. kháng sinh có thể được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Luôn luôn thông báo cho bác sĩ biết tình trạng cơ thể của người mẹ cũng như tình trạng phát triển của thai nhi. Khi đến khám bệnh, mang theo các loại Thu*c, xét nghiệm và giấy khám thai để bác sĩ có chẩn đoán tốt nhất.

2/ Phẫu thuật cắt ruột thừa

Nếu bạn đang ở ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ rất có thể sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi để mổ viêm ruột thừa. đây là một phẫu thuật ít xâm lấn và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên bụng của người bệnh và loại bỏ ruột thừa thông qua lỗ hỏng đó

Nếu bạn ở ở ba tháng cuối của thai kỳ, vết mổ có thể sẽ lớn hơn. Lúc này tử cung của người mẹ đã phát triển đến một kích thước nhất định nên sẽ gây ảnh hưởng đến công tác khám và phẫu thuật điều trị.

Có khoảng 80% phụ nữ sẽ bị co thắt tử cung dẫn đến sinh non sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. chỉ có từ 5% đến 14% phụ nữ sẽ sinh con vào đúng thời điểm dự trù sau phẫu thuật. do đó, việc theo dõi, chăm sóc sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là điều vô cùng quan trọng.

Phục hồi sau phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ở phụ nữ mang thai cần được thực hiện một cách cẩn thận. đa số các trường hợp sẽ được lưu lại bệnh viện để theo dõi ít nhất là một đêm để đảm bảo không có biến chứng xấu có thể xảy ra.

Phục hồi sau phẫu thuật rất quan trọng cho việc phát triển của thai nhi. Thông thường sau một hoặc hai tuần sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có dấu hiệu chuyển dạ, sinh non. Do đó, nghỉ ngơi là điều rất quan trọng để nhanh chóng lành vết thương và hạn chế các biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên duy trì một số hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ.

Tránh nâng vật nặng, ăn uống đầy đủ chất và tái khám đúng hẹn để bác sĩ đảm bảo người bệnh phục hồi đúng cách.  Tùy thuộc vào thời điểm phẫu thuật mà người bệnh có thể có thời điểm chuyển dạ sinh con khác nhau. Do đó, hãy chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ để nhanh chóng tìm cách giải quyết. Thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các cơn đau, chảy nước ối hay cảm thấy tử cung đang mở rộng.

Viêm ruột thừa khi mang thai có tỷ lệ là 1/1000 và có thể gây sẩy thai hoặc sinh non. do đó, hãy gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc các biểu hiện khác lạ trong cơ thể. thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. nếu người bệnh có thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ sản khoa. chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-ruot-thua-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY