Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bà bầu dễ bị trĩ – Cách chữa và làm co búi trĩ an toàn

Bà bầu dễ bị trĩ trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh có khả năng gây ra nhiều rủi ro nếu không sớm xử lý. Đọc ngay bài viết để chữa và làm co búi trĩ an toàn

bà bầu thuộc nhóm đối tượng dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ. khi mắc bệnh thai phụ sẽ thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát tại vùng hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. tình trạng này cần được nhanh chóng điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. thông tin trong bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chữa và làm co búi trĩ an toàn cho bà bầu bị trĩ.

Bị trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng phình giãn tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn trực tràng dẫn đến sưng, viêm, gây đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. bệnh xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng. tuy nhiên bà bầu là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao.

Theo kết quả thống kê, có khoảng 50% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị trĩ hoặc mắc bệnh trĩ. trong đó bệnh trĩ xảy ra phổ biến hơn ở 3 tháng cuối của thai kỳ. một số thai phụ bị trĩ lần đầu do mang thai. tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh có thể tái phát khi mang thai nếu đã bị trĩ trước đó.

Nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn khi thai phụ bị táo bón. Bởi việc căng thẳng khi đi đại tiện, rặn nhiều sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch thuộc hậu môn trực tràng. Từ đó dẫn đến sưng, phồng to và gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra bệnh trĩ cũng có thể xảy ra do sự phát triển của thai nhi.

Bệnh trĩ xảy ra ở bà bầu được phân thành 2 loại phổ biến. bao gồm bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội. đối với bệnh trĩ ngoại, thai phụ có thể không cần phải tiến hành điều trị nếu bệnh không gây ra các triệu chứng khó chịu. trong khi đó bệnh trĩ nội cần được tiến hành chữa trị bằng phương pháp nội khoa, không phẫu thuật.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ

Trong thời gian mang thai, tử cung phát triển và chèn vào xương chậu. Sự tăng trưởng này tạo ra một áp lực lớn tác động lên các tĩnh mạch thuộc vùng hậu môn trực tràng. Từ đó khiến tĩnh mạch phình to, mở  rộng, tăng thể tích và hình thành bệnh trĩ khi mang thai.

Kết quả thống kê cho thấy có đến 38% thai phụ mắc chứng táo bón tại một thời điểm trong thai kỳ. Nguyên nhân khiến bệnh lý này xuất hiện có thể là tử cung phát triển trong thời gian mang thai và chèn ép vào ruột.

Ngoài ra việc cơ thể thiếu chất sắt sẽ tạo điều kiện cho bệnh táo bón xuất hiện. theo các chuyên gia, táo bón là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến khiến bà bầu bị trĩ.

Một số nguyên nhân và yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu. Bao gồm:

    Trọng lượng tăng khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị bệnh trĩ

Để nhận biết bà bầu bị bệnh trĩ, bạn cần phụ thuộc vào loại trĩ mắc phải. tuy nhiên các chuyên gia cho biết ở phụ nữ mang thai, bệnh trĩ ngoại xảy ra phổ biến hơn so với bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội thể hiện cho tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển bên trong trực tràng. áp lực từ tử cung sẽ tăng lên đáng kể khi mang thai. từ đó hình thành bệnh trĩ nội.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội ở phụ nữ mang thai gồm:

    Đi ngoài ra máu: Thai phụ sau khi đi đại tiện có thể nhìn thấy máu lẫn vào khuôn phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.

Bệnh trĩ ngoại thể hiện cho tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển ngoài ống hậu môn. dấu hiệu nhận biết bệnh gồm:

    Ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn

Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại có thể nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, một cục máu đông có thể hình thành và phát triển bên trong búi trĩ. Hiện tượng này được gọi là trĩ huyết khối.

Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Hầu hết trường hợp bị trĩ trong thời kỳ mang thai thường không quá nghiêm trọng, không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và đời sống của thai phụ. tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến mẹ bầu khó chịu, làm ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi.

Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể mắc phải một số vấn đề sau:

    Thiếu máu: Ở những trường hợp có búi trĩ chảy nhiều máu, việc không kiểm soát sẽ khiến mẹ bầu bị thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, suy nhược và làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu (chảy máu,đau đớn, vướng víu, ngứa ngáy) khiến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Đặc biệt là bệnh trĩ ngoại.
  • Tắc nghẽn và bội nhiễm: Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, búi trĩ có thể nhanh chóng phát triển, gia tăng kích thước và hình thành trĩ huyết khối. Ngoài ra ự phát triển của búi trĩ có thể khiến ống hậu môn tiết dịch, tắc nghẽn, ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và khiến hậu môn bị nhiễm trùng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm, bội nhiễm và áp xe.

Bệnh trĩ có thể tự khỏi sau khi sinh con không?

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh trĩ có thể tự khỏi sau khi phụ nữ mang thai và sinh nở mà không cần phải dùng Thu*c hay áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Nguyên nhân là do lượng máu, nồng độ hormone và áp lực trong ổ bụng sụt giảm mạnh sau khi sinh.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày sinh.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp. từ đó làm giảm cảm giác khó chịu do các triệu chứng và làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng.

Cách chữa và làm co búi trĩ an toàn cho bà bầu bị trĩ

Việc thăm khám và tiến hành chữa bệnh cho bà bầu bị trĩ là điều cần thiết. bởi nếu không áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, những triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. đồng thời gây đau đớn và làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Để cải thiện bệnh trĩ khi mang thai, người bệnh có thể điều chỉnh lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Đối với trường hợp nặng, thai phụ có thể đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

1. Cách làm co búi trĩ an toàn cho bà bầu

Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm khi mẹ bầu áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị và làm co búi trĩ tại nhà. cụ thể:

    Chườm đá: Chườm đá là biện pháp có khả năng cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh trĩ. Điều này xuất hiện là do nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm đá có khả năng gây tê tạm thời, làm giảm cảm giác đau rát, giảm sưng và giúp co búi trĩ. Để thực hiện bạn sử dụng một túi vải chứa đá lạnh áp trực tiếp lên vùng hậu môn từ 10 – 15 phút. Áp dụng từ 2 – 4 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.
  • Ngâm mình trong nước ấm: Nhiệt độ cao từ biện pháp chườm ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm có khả năng làm dịu nhanh tình trạng đau rát, giảm ngứa, giảm tiết dịch và làm co búi trĩ hiệu quả. Tuy nhiên thai phụ cần lưu ý trong thời gian ngâm mình trong nước ấm bạn không nên thêm xà phòng hoặc một số sản phẩm khác vào bồn ngâm. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, nhiễm trùng hậu môn và gây ra nhiều bệnh lý khác.
  • Tăng cường vận động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Bà bầu bị trĩ nên tăng cường vận động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Điều này sẽ giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu đến vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời hỗ trợ làm co các búi trĩ. Ngoài ra việc tăng cường vận động và luyện tập thể dục thể thao còn giúp thai phụ kích thích nhu động ruột, phòng ngừa táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ và cải thiện các triệu chứng.
  • Áp dụng các bài tập Kegel: Các bài tập Kegel có tác dụng củng cố những cơ quan sàn chậu, hỗ trợ các hoạt động của trực tràng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm co búi trĩ. Trước khi luyện tập bạn nên xác định các cơ co bóp. Để xác định, bạn cần ngưng tiểu giữa dòng. Sau khi xác định cơ, thai phụ siết cơ và giữ nguyên trạng thái trong 5 giây, nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể và thư giãn. Cuối cùng lập lại động tác khoảng 10 lần.

2. Điều trị y tế

Đối với những trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn áp dụng một số phương pháp điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa rủi ro xuất hiện.

Thông thường để điều trị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, một số phương pháp dưới đây sẽ được bác sĩ xem xét và chỉ định:

    Sử dụng Thu*c: Để điều trị trĩ cho thai phụ, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên sử dụng các loại Thu*c kháng viêm và Thu*c làm co búi trĩ ở dạng kem bôi hoặc Thu*c mỡ. Đây đều là những loại Thu*c có khả năng giảm ngứa, giảm viêm, làm teo búi trĩ và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng ở vùng hậu môn. Thu*c giảm đau và Thu*c kháng viêm ở dạng viên uống không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai vì Thu*c có khả năng gây tác dụng phụ. Tuy nhiên đối với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và hướng dẫn bạn sử dụng Thu*c trong thời gian ngắn.
  • Tiêm chất gây teo búi trĩ: Để làm teo búi trĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp vào búi trĩ một dung dịch hóa chất. Dung dịch này sau khi được tiêm sẽ phát huy tác dụng kích thích và làm teo búi trĩ, cuối cùng hình thành mô sẹo. Tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao sau điều trị.
  • Thắt búi trĩ bằng dây cao su: Để chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng dây cao su y tế thắt vào chân búi trĩ. Hoạt động này sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông đến búi trĩ. Khi không được cung cấp máu và chất dinh dưỡng, búi trĩ sẽ teo lại và rụng sau 10 – 12 ngày áp dụng. Mô sẹo hình thành sau khi thắt trĩ bằng dây cao su có thể phòng ngừa bệnh trĩ tái phát ở vị trí cũ.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp có khả năng loại bỏ búi trĩ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên phương pháp điều trị này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Cụ thể gây mê toàn thân làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đau đớn, tổn thương hậu môn, chảy máu, nhiễm trùng hậu môn. Chính vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường được xem xét cuối cùng, sau khi các phương pháp điều trị khác không mang đến kết quả khả quan.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cơ thể để hỗ trợ chữa trị, phòng ngừa bệnh hình thành và tái phát.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hình thành và tái phát khi mang thai gồm:

    Uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả và nước ép trái cây mỗi ngày để làm mềm phân, phòng ngừa bệnh táo bón, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi nhận thấy vùng hậu môn tiết dịch, đau rát và đi đại tiện ra máu hoặc triệu chứng của bệnh trĩ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra bà bầu cần đến bệnh viện và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi:

    Chảy máu nghiêm trọng, máu bắn thành tia hoặc nhỏ giọt.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày sinh. tuy nhiên đối với những trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu bị trĩ nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cùng với các phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ba-bau-bi-tri)

Tin cùng nội dung

  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi bị trĩ tổng hợp, khoảng 2 tuần trĩ ngoại 3 cục nhỏ bằng hạt đậu xanh, sau khi đại tiện lấy tay ấn vào thì còn lòi ra 1 cục trĩ nội có 2 cục. Khi đi đại tiện rất đau, không chảy máu, đại tiện xong thì bị đau rát khoảng 20 phút thì hết. Đi, đứng ngồi bình thường, lâu lâu hơi bị ngứa hậu môn. Xin Mangyte tư vấn:
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY