Huyết học hôm nay

Bầm tím, chảy máu khó cầm - dấu hiệu bệnh rối loạn đông máu

Khi thấy trên cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như bầm tím, chảy máu khó cầm, ngay cả đối với những chấn thương nhỏ thì cần đi khám và nghĩ ngay đến nguy cơ bị rối loạn đông máu.
Hơn 60% người bị rối loạn đông máu được phát hiện
60% người bị rối loạn đông máu (Hemophilia) được phát hiện, đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội rối loạn đông máu VN, thông báo tại buổi lễ mít tinh kỷ niệm “Ngày Hemophilia Thế giới 17/4”, diễn ra sáng 11/4.
GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết: Nếu được chẩn đoán sớm và được cộng đồng dành sự quan tâm thì người có Hemophilia hoàn toàn có thể tự lập, tạo được cuộc sống ổn định và đóng góp cho xã hội. Vì thế, GS Trí nhấn mạnh, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần chung tay hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ họ như những người thân trong gia đình.
Hiện nước ta có khoảng 6.000 bệnh nhân Hemophilia, trong đó chỉ khoảng gần 40% bệnh nhân được chăm sóc thường xuyên.
Đây là căn bệnh rối loạn tiểu cầu di truyền và thiếu hụt các yếu tố đông máu hiếm nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến chảy máu kéo dài. Mức độ rối loạn chảy máu thường phụ thuộc vào số lương các yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Những người bị bệnh này có thể bị xuất huyết không kiểm soát do một chấn thương có thể rất nhỏ, chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội và dẫn tới tàn tật, chảy máu vào não có thể gây Tu vong.
Theo BS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa điều trị Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: Do thiếu hiểu biết về bệnh nên hầu hết người bệnh được phát hiện và điều trị muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như bầm tím, chảy máu khó cầm, ngay cả đối với những chấn thương nhỏ thì cần đi khám tại các trung tâm Hemophilia để được chẩn đoán sớm.
Trung tâm Hemophilia của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã áp dụng các biện pháp chuyên môn sâu nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị; phát hiện sớm, phát hiện mới bệnh nhân Hemophilia cũng như các bệnh rối loạn đông cầm máu bẩm sinh-di truyền hiếm gặp khác...

Nhờ đó, nhiều bệnh nhân Hemophilia đã có cuộc sống tốt hơn. Họ đã có thể học tập, làm việc, sinh hoạt tương đối bình thường. Điều đó không chỉ giảm đau đớn cho người bệnh mà còn làm giảm gánh nặng cho gia đình họ và cho toàn xã hội.
Hemophilia là một căn bệnh suốt đời. Nhưng với điều trị thích hợp và chăm sóc bản thân, hầu hết mọi người với hemophilia có thể duy trì một lối sống, hoạt động sản xuất.
Khi thấy trên cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như bầm tím, chảy máu khó cầm, thì cần nghĩ ngay đến nguy ơ bị bệnh rối loạn đông máu. Ảnh minh họa

Triệu chứng của bệnh rối loạn đông máu

Các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này tùy thuộc vào cách thiếu ở trong cục máu đông hình thành - các protein gọi là các yếu tố đông máu. Nếu mức độ yếu tố đông máu thiếu hụt là rất thấp, có thể bị chảy máu tự phát. Nếu mức độ thiếu hụt yếu tố đông máu một chút để tương đối thấp, có thể chảy máu sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương.

Các biến chứng của bệnh rối loạn đông máu

Đối với căn bệnh rối loạn đông máu thì người bệnh có thể gặp các biến chứng có thể xảy ra từ bệnh hoặc từ việc điều trị cho căn bệnh này.
Hemophilia có thể gây chảy máu cơ sâu dẫn đến sưng chân tay. Sưng có thể nhấn vào dây thần kinh và dẫn đến tê hoặc đau đớn. Điều này có thể dẫn đến một sự miễn cưỡng để sử dụng chi.
Gây biến chứng cho khớp có thể gây áp lực lên và khớp bị hư hại. Đau đôi khi có thể nghiêm trọng, và có thể miễn cưỡng sử dụng một chi hoặc chuyển một phần. Nếu chảy máu xảy ra thường xuyên và không nhận được điều trị đầy đủ, các kích thích có thể dẫn đến phá hủy khớp hoặc cho sự phát triển của viêm khớp…
Cách khắc phục bệnh để hạn chế chảy máu quá nhiều 
Tập thể dục thường xuyên là một cách để phòng ngừa bệnh rối loạn đông máu trầm trọng hơn. Các hoạt động như bơi lội, cưỡi xe đạp và đi bộ có thể xây dựng cơ bắp trong khi bảo vệ khớp. 
Thực hành tốt vệ sinh răng miệng để hạn chế việc phải điều trị các bệnh răng miệng, nhổ rằng có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều.
Tránh bị thương tích có thể gây chảy máu. Tránh để xảy ra T*i n*n thương tích là điều rất quan trong như đệm đầu gối, tấm lót khuỷu tay, mũ bảo hiểm và dây đai an toàn, tất cả có thể giúp ngăn ngừa chấn thương do té ngã, T*i n*n khác.

Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bam-tim-chay-mau-kho-cam-dau-hieu-benh-roi-loan-dong-mau-n193379.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY