Tình yêu và giới tính hôm nay

Bất an vì sợ chồng đưa con trai đi xét nghiệm ADN

Càng lớn, con trai càng có nét giống người yêu cũ khiến tôi khá lo lắng nhớ lại lần trót dại với người yêu cũ trước khi cưới…

Trước khi cưới chồng, tôi có mối tình sâu đậm với người yêu cũ. Khi chia tay, chúng tôi vẫn còn yêu nhau nhưng cả hai đều có cái “tôi” quá lớn nên không thể đến với nhau. Trong lúc chán nản, tôi gặp chồng tôi. Chúng tôi yêu, rồi cưới nhau chóng vánh.

Đêm trước ngày cưới, tôi và người yêu cũ đã gặp nhau. Chúng tôi không giữ được mình. Ngay tháng đầu tiên sau đám cưới, tôi có bầu. Chồng và gia đình chồng mừng lắm, cưng chiều tôi hết cỡ. Nhất là chồng tôi, anh không để tôi đụng tay đụng chân vào việc gì vì anh sợ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.

Tôi sợ hãi không dám đi làm xét nghiệm ADN cho con vì không thể chịu đựng được nếu điều mình lo lắng là sự thật

Ngày tôi sinh con trai, chồng tôi đã khóc vì quá vui mừng. Anh ấy nói hạnh phúc lớn nhất của đời anh là có mẹ con tôi, anh sẽ làm tất cả để chúng tôi được sung sướng. Đến nay con trai gần 2 tuổi, chồng luôn cưng chiều tôi hết mực.

Tôi sẽ là người vợ hạnh phúc nếu như con trai tôi chắc chắn là con của chồng. Càng lớn, con tôi càng có nét giống người yêu cũ khiến tôi giật mình nhớ lại lần trót dại với người yêu cũ trước ngày cưới. Tôi đã quá dại dột để bây giờ luôn sống trong tâm trạng bất an, mặc dù từ bấy đến giờ tôi với người yêu cũ đã cắt đứt liên lạc.

Dù chồng vẫn hết lòng thương yêu mẹ con tôi, nhưng tôi luôn lo ngại con trai không phải là của chồng. Tôi cũng sợ hãi không dám đi làm xét nghiệm ADN cho con vì không thể chịu đựng nếu điều mình lo lắng là sự thật.

Giờ đây, tôi luôn sống trong tâm trạng bất an, chỉ sợ một ngày chồng tôi nghi ngờ đưa con trai đi xét nghiệm ADN. Tôi không muốn đánh mất hạnh phúc của mình, không muốn mất người chồng yêu thương tôi. Tôi có nên thú nhận với chồng rồi đưa con đi xét nghiệm cho rõ ràng mọi chuyện hay cứ sống trong lo lắng như bây giờ. Tôi rất mong nhận được lời khuyên của các bạn.

Theo My Lan/VOV.VN

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/yeu-tam/bat-an-vi-so-chong-dua-con-trai-di-xet-nghiem-adn-1342277.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY