Sức khỏe hôm nay

Bé trai 3 tuổi bị xương cá đâm thủng ruột: Lời khuyên để trẻ tránh bị dị vật

Trong các loại thực phẩm, cá là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo ngại vì nguy cơ trẻ bị hóc xương.

Sáng 5/10, bệnh viện nhi đồng đồng nai cho biết các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 3 tuổi bị đoạn xương cá đâm thủng ruột.

Bệnh nhi bị xương cá đâm thủng ruột là bé trai l.q.p (quê thanh hóa, tạm trú đồng nai). trước đó, vào ngày 1/10, bệnh nhi p. nhập viện trong tình trạng đau bụng, kèm theo sốt, bỏ ăn. qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé có dấu hiệu viêm ruột nên cho siêu âm thì phát hiện có dị vật đâm thủng ruột.

Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành mổ nội soi, lấy ra một đoạn xương cá dài 1,5 cm đâm thủng vào thành ruột, đồng thời may lỗ thủng và làm sạch ổ bụng. đến nay sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục, hết đau bụng, không ói, không sốt.

Mẹ của bệnh nhi cho biết, trước khi bé có biểu hiện bất thường bà đã cho con ăn cháo cá thu. Trong lúc ăn, bé xem tivi, có thể vì vậy nên đã vô tình nuốt đoạn xương vào bụng.

Trước đó, tháng 1/2020, bệnh viện nhi đồng 1 (tp.hcm) đã tiếp nhận trường hợp bé gái 1 tuổi bị 7 mảnh xương cá mắc khắp đường thở khi ăn cháo.

Theo gia đình, cách đó vài ngày, bé gái có ăn cháo cá. Có vẻ khi đút người nhà không để ý, không loại bỏ hết xương nên bé đã nuốt lần lượt tới 7 mảnh xương vào cơ thể. Đến lúc đó, bé mới bắt đầu bị sặc, tím tái, khó thở nên người nhà mới hốt hoảng đưa đi viện.

Cách xử trí khi trẻ bị hóc xương

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, bệnh viện Quốc tế City TP.HCM, khi trẻ bị hóc xương, các phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:

- bước 1: ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. trẻ nhỏ hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

- Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.

- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.

- bước 4: trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.

Biện pháp phòng tránh hóc xương cá cho trẻ

- Hạn chế vừa cười, vừa nói khi đang ăn cá.

- gỡ bỏ xương cá ngay trong đĩa (bát), không nên cho cả miếng cá vào miệng rồi mới sử dụng lưỡi và răng để gỡ xương ra.

- Nên cho con ăn cá phi-lê vì hầu hết xương đã được gỡ bỏ trong quá trình chế biến.

- Không nên ăn cá cùng với cơm hoặc bún (mỳ). Hãy để trẻ ăn riêng cá.

- Cha mẹ hãy xé cá thành những miếng nhỏ sau đó mới ăn để con có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Nhớ dặn con đừng nhai rối và nuốt vội mỗi khi ăn cá.

M.Nguyệt (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/be-trai-3-tuoi-bi-xuong-ca-dam-thung-ruot-loi-khuyen-de-tre-tranh-bi-di-vat-545847.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY