Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai hoại tử chân vì Thuốc chữa bỏng không tên

Phú Thọ-Bé trai 7 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ trong tình trạng hoại tử nặng vùng đùi và cẳng chân phải do bỏng nước sôi.

Trước đó bé bị bỏng, cha mẹ tự điều trị tại nhà bằng một dung dịch không rõ là Thuốc gì, bôi trực tiếp lên vết thương. Năm ngày sau bé sốt 39oC, vết thương ở đùi và cẳng chân phồng rộp, chảy dịch vàng, có mủ và mùi hôi, bé mới được đưa đến Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Bác sĩ xác định vết thương do bỏng của trẻ hoại tử khá nặng, diện tích tổn thương khoảng 16%. Bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh liều cao để khắc phục tình trạng nhiễm trùng.

Bác sĩ Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi Tổng hợp, cho biết tổn thương bỏng của bệnh nhân nằm ở khoeo chân phải, vị trí ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gấp duỗi của đầu gối chân. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới tình trạng co da, cứng khớp do sẹo, ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của trẻ.

May mắn, bệnh nhi đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, khả năng phục hồi của vùng da bị tổn thương rất nhanh, không cần thực hiện các can thiệp phẫu thuật vá da, ghép da.

Bé được hướng dẫn tập phục hồi chức năng. Sau hai tuần, vết bỏng khô ráo, da non lên tốt, vận động của gối, cẳng chân, bàn chân đều rất tốt.

Ngày 29/4 bé được xuất viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Lân, việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm.

Khi trẻ bị bỏng, cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân. Cởi bỏ ngay quần áo, rửa vùng da bị bỏng của trẻ bằng nước sạch ở nhiệt độ thường và dùng khăn sạch thấm khô. Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.

Nếu vết bỏng bị tổn thương, quan sát phần da bỏng đổi màu, xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn, trẻ cảm thấy đau nhức hoặc vùng bị bỏng là da mặt hay bộ phận Sinh d*c, cần đưa trẻ vào viện điều trị. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại Thuốc nào bôi lên vết thương.

Bác sĩ Lân khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Các vật dụng nóng, chất dễ cháy, chất dễ phát sinh lửa, đồ điện cần để ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Kiểm tra độ nóng của nước trong bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Trẻ em đã lớn, phụ huynh hướng dẫn cách phòng tránh T*i n*n bỏng.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-trai-hoai-tu-chan-vi-thuoc-chua-bong-khong-ten-4091965.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY