Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân 91 xét nghiệm âm tính, tiếp tục thở máy

Cập nhật tình hình của bệnh nhân 91 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho thấy: Hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch huyết áp bình thường. Kết quả xét nghiệm Realtime - PCR ngày 23/4/2020 âm tính, tiếp tục thở máy.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến 08 giờ 00 ngày 24/4/2020 có tổng số trường hợp COVID-19 xác định là 54 trường hợp. Trong đó có 53 trường hợp đã được công bố khỏi bệnh gồm:

- 03 ca ban đầu, giai đoạn 1;

- 50 ca mới: BN 32, BN 45, BN 48, BN 53, BN 54, BN 64, BN 65, BN 66, BN 75, BN 79, BN 80, BN 81, BN 82, BN 83, BN 89, BN 90, BN 95, BN 96, BN 97, BN 98, BN 99, BN 100, BN 119, BN 120, BN 121, BN 125, BN 126, BN 142, BN 150, BN 151, BN 152, BN 153, BN 157, BN 159, BN 160, BN 171, BN 203, BN 204, BN 206, BN 207, BN 234, BN 92, BN 124, BN 127, BN 143, BN 158, BN 224, BN 235, BN 236, BN 248.

Hiện nay tại TP.HCM chỉ còn 1 trường hợp đang tiếp tục điều trị là

Tổng số trường hợp được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện tính đến chiều ngày 23/4/2020 là 2.040 trường hợp, trong đó 2.029 trường hợp hết thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng, trong ngày 23/4/2020 hiện đang còn theo dõi 11 trường hợp.

Tình hình cách ly tại nhà, nơi lưu trú tính đến ngày 23/4/2020 có 11.467 trường hợp, trong đó 11.315 trường hợp đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, trong ngày 23/4/2020 hiện còn đang theo dõi 152 trường hợp.

Sở Y tế TP.HCM đã chính thức ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn TP.HCM” nhằm giúp các cơ sở KCB có thêm một công cụ hữu ích trong công tác quản lý rủi ro lây nhiễm COVID-19 trong môi trường chăm sóc người bệnh tại các cơ sở KCB, đặc biệt là tại các bệnh viện.

Bộ tiêu chí này bao gồm 31 tiêu chí thuộc 10 nhóm rủi ro, tương ứng với nhiều loại hình cơ sở KCB khác nhau, từ bệnh viện đến trạm y tế, cho đến các phòng khám đa khoa, chuyên khoa. Mỗi tiêu chí được chấm điểm nguy cơ rủi ro từ cao nhất (10 điểm) đến rất ít nguy cơ (1 điểm). Chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 của cơ sở KCB là điểm trung bình cộng của tất cả các tiêu chí áp dụng cho loại hình cơ sở KCB tương ứng.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả bệnh viện và các cơ sở KCB trên địa bàn thành phố căn cứ vào bộ tiêu chí này, phân công bộ phận chuyên trách tiến hành tự đánh giá chỉ số rủi ro của đơn vị mình định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất khi cần thiết. Kết quả đánh giá sẽ giúp các cơ sở KCB xác định những hoạt động ưu tiên cần tập trung nguồn lực để giảm thiểu rủi ro bị lây nhiễm COVID-19, góp phần không ngừng nâng cao mức an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/benh-nhan-91-xet-nghiem-am-tinh-tiep-tuc-tho-may-20200424094622008.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY