Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh nhân mề đay nên và không nên ăn gì?

Điều dưỡng Trần Thị Huế - Điều dưỡng trưởng Khoa điều trị bệnh da nam giới (D3), BV Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân mề đay nên kiêng những loại thực phẩm chứa nhiều đạm như hải sản, sữa, nhộng; tránh các yếu tố gây dị ứng...

Bệnh mày đay (mề đay) là một bệnh rất thường gặp, triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ, sẩn phù, ngứa nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn, thức ăn và Thu*c.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, việc tự chăm sóc và chế độ sinh hoạt khoa học cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát bệnh. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn còn thiếu kiến thức và hiểu biết cần thiết về bệnh mày đay.


Bệnh nhân mày đay nên tránh các thức ăn gây dị ứng. Ảnh minh hoạ.

Điều dưỡng Trần Thị Huế - Điều dưỡng trưởng Khoa điều trị bệnh da nam giới tư vấn, với người bệnh nên kiêng những loại thực phẩm chứa nhiều đạm như hải sản, sữa, nhộng.Tránh các yếu tố gây dị ứng. Khi có các triệu chứng nguy hiểm như: khó thở, đau bụng cần đi khám bác sĩ ngay.

Đối với những người có cơ địa dị ứng, có tiền sử nổi mày đay thì trong nhà nên hạn chế nuôi chó, mèo, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Người bệnh cần dừng tất cả các loại Thu*c, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế gãi, chà sát mạnh trên vùng nổi mày đay, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, không làm các việc nặng nhọc, ra quá nhiều mồ hôi.

Để hạn chế những đợt tái phát của bệnh nổi mề đay, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như A, B, C, rau xanh, trái cây và bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong ngày, có một chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Các bác sĩ cho biết, đa số bệnh nhân bị mề đay chỉ có biểu hiện thương tổn ngoài da, nhưng mề đay cũng có thể gây nên biểu hiện nguy hiểm nếu người bệnh không đi khám và điều trị kịp thời.Trong trường hợp nặng, mề đay có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân, ảnh hưởng đến hô hấp gây nên tình trạng co thắt, khó thở, ảnh hưởng đến đường tiêu hoá gây đau bụng, tiêu chảy.Một biến chứng tuy rất hiếm gặp nhưng cũng không nên chủ quan đó là gây nên tình trạng phản vệ với biểu hiện hạ huyết áp, sốc, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vì thế, người dân không nên chủ quan dù chỉ với tổn thương da đơn thuần.Chuyên gia da liễu cũng tư vấn người dân cần đặc biệt lưu ý, khi bị mề đay dù nặng hay nhẹ cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Tuyệt đối không được dùng các loại lá cây, bài Thu*c truyền miệng để điều trị mề đay.

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-nhan-me-day-nen-va-khong-nen-an-gi-n160964.html)

Chủ đề liên quan:

dị ứng mày đay mề đay

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Mề đay là bệnh khá phổ biến. Ước tính khoảng 15-20% dân số từng mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY