Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Thay đổi thói quen trong ăn uống, lối sống và sinh hoạt hằng ngày là cách hữu hiệu nhất trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ ở dân văn phòng. Xem ngay bài viết để

do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống không đủ chất, uống nhiều rượu bia… mà dân văn phòng trở thành một trong những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao. thay đổi thói quen trong ăn uống, lối sống và sinh hoạt hằng ngày là cách hữu hiệu nhất trong việc ngăn ngừa và đẩy lui biểu hiện của bệnh.

Vì sao “dân văn phòng” dễ mắc bệnh trĩ?

Trĩ (bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch cạnh trực tràng – hậu môn vị giãn quá mức, phình lên, gây nên các biểu hiện sưng, đau, khó đại tiện. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Theo thống kê gần đây nhất của bộ y tế, có đến 50% dân số mắc bệnh này. 2/3 trong tổng số bệnh nhân trĩ là dân văn phòng. nguyên nhân khiến cho đại bộ phận dân văn phòng mắc phải vấn đề sức khỏe trên là do tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động, cộng thêm thói quen ăn uống – sinh hoạt không đúng cách, đó là:

Ngồi nhiều, lười vận động

Tính chất công việc đặc thù của dân công sở là ngồi nhiều, từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, 5 – 6 ngày/ tuần. Việc cơ thể ở tư thế ngồi liên tục trong nhiều giờ liền, kéo dài nhiều ngày trong tuần, tháng sẽ làm tăng áp lực lên phần thân dưới, trong đó có hậu môn – trực tràng, khiến cho tĩnh mạch cạnh đó buộc phải giãn ra, hình thành các búi trĩ.

Lười uống nước, ăn nhiều đồ khô

Thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh nên cơ thể ít bài tiết mồ hôi hơn thông thường hoặc do thói quen làm việc miệt mà dân công sở hay quên uống nước. điều này có thể khiến cho phân bị khô và cứng hơn, tăng nguy cơ bị táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến gây trĩ. ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm khô, cứng cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị trĩ.

Stress trong công việc

Stress trong công việc là một trong những yếu tố làm giảm nhu động ruột. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu và táo bón.

Nhịn đại tiện, dùng nhiều sức khi đi đại tiện

Khi đang làm dở việc hoặc đang họp hành, gặp gỡ đối tác…, nhiều người bị rơi vào tính huống phải nhịn đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu điều này lặp đi lặp lại và trở thành một thói quen thì bạn cần phải thay đổi ngay bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trực tràng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng nhiều sức khi đi vệ sinh bởi điều này cũng làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.

Biếng ăn rau xanh và hoa quả tươi

Hai trong ba bữa ăn chính dân văn phòng phải ăn đồ mua từ bên ngoài. chưa bàn đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm thì thức ăn bên ngoài thường không cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. trong khi đó, hàm lượng chất xơ có trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt lại đặc biệt cần thiết để ngăn ngừa táo bón, giúp phân lỏng hơn, đồng thời hạn chế mức độ chèn ép của phân lên trực tràng – hậu môn và giảm nguy cơ bị trĩ.

Uống nhiều rượu, bia

Thói quen nhậu, uống rượu bia sau giờ làm cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở dân văn phòng hơn đối tượng thuộc nhóm ngành nghề khác. đồ uống có cồn không tốt cho hệ tiêu hóa, dùng với mật độ thường xuyên có thể gây táo bón, trĩ.

Nguy cơ dân văn phòng phải đối mặt khi bị trĩ?

Giống như những bệnh nhân khác, khi bị trĩ, dân văn phòng có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

    Đau rát, khó khăn khi ngồi.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở dân văn phòng

Bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi “tầm ngắm” của bệnh trĩ nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

    Không ngồi quá lâu và ngồi ở một tư thế: Nên tập thói quen sau 30 phút – 1 giờ thì đứng dậy, đi lại khoảng 5 – 10 phút để thư giãn, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng.

Trĩ là bệnh tế nhị nên không phải ai cũng cởi mở để trao đổi với mọi người về tình trạng sức khỏe hoặc đến thăm khám bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng. tuy nhiên, nếu để bệnh lâu mà không có biện pháp can thiệp, bạn có thể đối mặc với những biến chứng nguy hiểm. do đó, ngay từ bây giờ, mỗi người cần chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa, mỗi một hành động nhỏ, đơn giản nhưng có thể giúp bạn thoát khỏi tầm ngắm của căn bệnh khó chịu trên.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-o-dan-van-phong-can-benh-pho-bien-can-canh-giac)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY