Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ ở phụ nữ: Dấu hiệu, cách điều trị và lưu ý

Bệnh trĩ ở phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

bệnh trĩ là căn bệnh hiện đang có xu hướng gia tăng về số lượng người bệnh. trong đó, tỷ lệ phụ nữ mắc phải căn bệnh này chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân. thường rơi vào các đối tượng mẹ bầu sau sinh, nhân viên văn phòng, người có đặc thù công việc ít vận động. vậy bệnh trĩ ở phụ nữ có những biểu hiện nào, nguy hiểm không và làm sao để điều trị? bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Bệnh trĩ ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân hình thành

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng. Khi cơ quan này gặp vấn đề khiến cho ống hậu môn bị phình giãn ra bất thường, tạo ra các búi trĩ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bệnh nhân.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đã trải qua quá trình sinh nở sẽ có nhiều nguy cơ hơn những chị em khác. dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ, bạn đọc có thể tham khảo:

Do đặc thù công việc

Phụ nữ thường lựa chọn công việc nhẹ nhàng phù hợp với đặc tính của cơ thể. điển hình là công việc như nhân viên văn phòng, thợ may, lễ tân,…hầu như các công việc này không đòi hỏi chị em phải di chuyển hay vận động nhiều. chính vì thế mà cơ thể ngồi một chỗ quá lâu, thời gian dài sẽ khiến bệnh trĩ hình thành.

Do mang thai và sinh con

Bệnh lòi dom ở phụ nữ hình thành còn do quá trình chị em mang thai và sinh em bé. giai đoạn này, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về hormone. đồng thời, khi thai nhi phát triển lớn dần, sức ép cũng tăng dần lên cho khu vực thân dưới, trong đó có trực tràng – hậu môn. lúc này, các tĩnh mạch sẽ giãn nở và làm việc nhiều hơn dẫn đến tình trạng chúng bị phình ra và sa ra khỏi hậu môn.

Trường hợp phụ nữ mang thai và sau khi sinh có chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến cho hệ thống tiêu hóa gặp nhiều vấn đề. đặc biệt là khi chị em bổ sung quá nhiều chất đạm, protein trong khi đó không cung cấp chất xơ cho cơ thể. phụ nữ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, càng lâu dần thì nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Do thói quen sinh hoạt

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố làm cho bệnh trĩ bùng phát ở phụ nữ. nhất là đối với chị em lười vận động, không tập trung vào đại tiện như hay sử dụng điện thoại, hoặc do rặn mạnh, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,…

Chính những điều này khiến cho mạch máu ở hậu môn bị cản trở lưu thông, tăng áp lực, lâu dần tĩnh mạch hậu môn phình to ra, dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nếu bạn không biết cách phòng tránh căn bệnh này, không riêng gì phụ nữ. Để bệnh không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, bạn nên điều chỉnh lại một số thói quen sinh hoạt, ăn uống để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Bệnh trĩ ở phụ nữ có những triệu chứng gì?

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. bệnh ở phụ nữ cũng có những dấu hiệu tương tự. bạn đọc có thể dựa vào những triệu chứng cơ bản dưới đây để sớm nhận biết căn bệnh này, kịp thời điều trị:

Hậu môn đau rát

Tình trạng đau rát hậu môn do bệnh trĩ gây ra có thể gặp ở cả nam và nữ. tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà mức độ đau rát sẽ khác nhau. khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy vùng hậu môn bị nóng rát, càng nghiêm trọng hơn khi đi đại tiện.

Đại tiện ra máu

Thông thường, tình trạng đi ngoài ra máu xuất hiện phổ biến khi phụ nữ mắc phải bệnh trĩ ngoại. nhất là khi bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 2 hoặc 3 thì hiện tượng xuất huyết càng nặng nề hơn. lúc này, máu có thể nhỏ thành giọt, thậm chí bắn ra ngoài thành tia.

Khi mới khởi phát, tình trạng chảy máu hậu môn rất khó nhận biết. do người bệnh không để ý máu lẫn vào trong phân. tuy nhiên, khi tình trạng ngày càng nghiêm trọng, số lượng máu mà người bệnh bị mất đi càng nhiều. nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây mất máu, dẫn đến suy nhược cơ thể nguy hiểm.

Hậu môn ngứa ngáy

Ngứa hậu môn là một trong các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ mà chị em phụ nữ không nên chủ quan. nhiều người nghĩ rằng tình trạng này là do sau khi đi đại tiện vệ sinh không sạch sẽ gây ra. tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể do các búi trĩ tiết dịch nhầy khiến vi khuẩn xâm nhập, gây ngứa.

Trường hợp người bệnh chủ quan, những tác nhân gây hại bắt đầu phát triển làm cho hậu môn càng viêm nhiễm, thậm chí gây ra lở loét. nếu phụ nữ vô tình dùng tay hoặc vật cứng cào gãi khi ngứa càng khiến cho vi khuẩn lan rộng nguy hiểm.

Đau quanh hậu môn

Chị em phụ nữ có thể nhận biết bệnh trĩ thông qua triệu chứng vùng quanh hậu môn bị đau nhức bất thường. tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. thời gian lâu dần, các tổn thương có thể nghiêm trọng hơn, phụ nữ sẽ bị đau ngay cả khi đi đại tiện hoặc lúc bình thường.

Sa búi trĩ

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, lâu dần các búi trĩ phát triển lớn có thể dẫn đến tình trạng sa ra ngoài hậu môn. thông thường, sa búi trĩ xuất hiện phổ biến ở đối tượng người bệnh mắc bệnh trĩ ở cấp độ 3 hoặc 4.

Bên cạnh những triệu chứng khó chịu trên đây, bệnh còn khiến cho hậu môn tiết dịch ẩm ướt, tạo cảm giác vướng víu, khó chịu khi người bệnh ngồi, đi lại hoặc lúc đi vệ sinh. Khu vực hậu môn bị sưng tấy, nhiều trường hợp còn mưng mủ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Bệnh trĩ ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ở phụ nữ nói riêng hay bệnh trĩ nói chung nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. dưới đây là một số hệ lụy không mong muốn mà bệnh gây ra cho chị em phụ nữ:

Thiếu máu: Trường hợp xuất huyết hậu môn nặng nề khiến cơ thể người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng. Lâu dần, gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể cho phụ nữ. Lúc này, chị em sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xanh xao,…thậm chí là ngất xỉu. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe phụ nữ.

Viêm nhiễm phụ khoa: Vì hậu môn và bộ phận Sinh d*c của phụ nữ nằm gần kề nhau. Bên cạnh đó, cấu tạo của âm đạo ở dạng mở nên có thể bị vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập gây hại bất cứ lúc nào. Chính vì thế, chị em phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa cùng lúc với căn bệnh trĩ khó chịu. Nếu không can thiệp khắc phục sớm, tình trạng này có thể kéo theo nhiều nguy hại cho sức khỏe sinh sản của chị em.

Giảm ham muốn tình dục: Bệnh trĩ ở phụ nữ gây ra đau rát, ngứa ngáy hậu môn khiến cho chị em có cảm giác tự ti, ngại ngùng, khó chịu khi tiếp xúc thân mật với bạn tình. Lâu dần, ham muốn tình dục suy giảm, dẫn đến tình trạng lãnh cảm ở phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt tình cảm gia đình, nguy hại tới hạnh phúc lứa đôi.

Ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, chị em không nên chủ quan. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh ung thư đại trực tràng đều xuất phát từ bệnh trĩ mãn tính gây ra. Nếu không được điều trị, ung thư có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ

Giai đoạn khởi phát, bệnh trĩ sẽ không gây ra nhiều nguy hại cho tính mạng người bệnh nhưng lại làm xuất hiện nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. một số phương pháp điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ như:

Biện pháp y khoa chữa bệnh trĩ ở phụ nữ

Sử dụng biện pháp y khoa sẽ cho tác dụng nhanh chóng hơn những biện pháp khác. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là tình trạng gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

sử dụng Thu*c tây y: thường áp dụng cho người bệnh trĩ ở cấp độ 1, 2 khi chưa có triệu chứng nặng nề có thể khắc phục bằng Thu*c tân dược. một số loại Thu*c được bác sĩ chỉ định như:

Thu*c bôi trĩ: Các loại như preparation H, recticare, nupercainal,…Sử dụng theo liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thu*c mỡ: Hỗ trợ làm trơn hậu môn để việc đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, Thu*c còn giúp bảo vệ các búi trĩ.

Thu*c đặt hậu môn: Thu*c có tác dụng làm teo các búi trĩ, tránh tình trạng sa búi trĩ. Người bệnh khi sử dụng Thu*c này có thể bị ngứa hậu môn. Do đó, trước khi sử dụng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Thu*c chống viêm: Chống viêm niêm mạc của búi trĩ. Một số loại phổ biến như ibuprofen, diclofenac,…

Thu*c tân dược giúp người bệnh khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra, giảm nguy cơ bệnh phát triển gây ra biến chứng không mong muốn. tuy nhiên, đa phần các loại Thu*c này chỉ phát huy tác dụng tạm thời, không những thế còn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phục.

Điển hình như tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống. đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, những tác dụng phụ có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và con. do đó, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

điều trị bằng thủ thuật y khoa: một biện pháp khác để điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ là áp dụng các thủ thuật y khoa. hiệu quả lên đến 70% – 90% đối với người bệnh trĩ ở mức độ 1, 2. một số dạng như chích xơ búi trĩ, nong giãn hậu môn, đốt nhiệt điện trực tiếp, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại,…

Phẫu thuật ngoại khoa: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, không khắc phục bằng biện pháp nội khoa được nữa. Người bệnh lúc này sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật cắt búi trĩ khi:

Búi trĩ đã lớn, có hiện tượng sa ra ngoài khiến hậu môn bị tắt nghẽn, gây khó khăn cho quá trình đại tiện.

Phương pháp can thiệp xâm lấn này có thể gây biến chứng nếu người bệnh không chăm sóc tốt hậu phẫu. điển hình là là tình trạng hậu môn nhiễm khuẩn, hẹp hậu môn, áp xe gan,…ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh trĩ vấn có thể tái phát sau khi điều trị.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng mẹo dân gian

Trường hợp bệnh trĩ mới khởi phát, các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị tại nhà. dưới đây là một số cách phổ biến:

sử dụng rau diếp cá: rau diếp cá có công dụng thải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. đồng thời, trong loại cây này còn chứa các chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. do đó, người bệnh có thể sử dụng rau diếp cá để khắc phục triệu chứng của bệnh trĩ ngay tại nhà. cách thực hiện đơn giản:

Lấy một nắm lá rau diếp cá, rửa sạch, sau đó giã nát.

Sử dụng lá trầu không: Lá trầu chứa nhiều tinh chất tốt, công dụng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. Thay vì sử dụng rau diếp cá, bạn có thể sử dụng loại lá cây này. Cách thực hiện đơn giản:

Rửa sạch một nắm lá trầu không. Sau đó cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước.

sử dụng củ tỏi: tỏi không chỉ là một loại gia vị chế biến món ăn mà nó còn mang nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. dân gian tận dụng loại củ này để điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà. cách thực hiện:

Nướng và đập dập một củ tỏi.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng phương pháp dân gian đảm bảo độ an toàn và lành tính. tuy nhiên, thời gian phát huy hiệu quả sẽ chậm hơn so với những phương pháp khác. chính vì thế, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, mẹo dân gian chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ. để điều trị hiệu quả hơn, người bệnh nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ bệnh và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp hơn.

Một số lưu ý cho phụ nữ khi mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi. dưới đây là một số lưu ý:

Không nên ngồi quá lâu một chỗ, dành thời gian đi lại giúp máu huyết lưu thông, nhất là người có đặc thù công việc ít vận động.

Bệnh trĩ ở phụ nữ nói riêng hay bệnh trĩ nói chung đều có thể gây ra biến chứng nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. chính vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện của bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-o-phu-nu)

Tin cùng nội dung

  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY