Dáng đẹp hôm nay

Bệnh viện Nhi trung ương tiêm chủng mở rộng miễn phí cho phụ nữ, trẻ em

(MangYTe) - Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, từ ngày 12/3, bệnh viện (BV) sẽ triển khai mô hình tiêm chủng mở rộng (miễn phí) tại 2 điểm tiêm trong khuôn viên BV.

Đây là lần đầu tiên BV thực hiện công tác này và cũng là BV tuyến TƯ duy nhất trên cả nước thực hiện mô hình.

Theo GS. Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện, thông thường Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện tại tuyến xã phường, quận huyện. Vì vậy, với nhóm trẻ em nguy cơ cao như như sinh non, tim bẩm sinh, bệnh kèm theo nếu không được đưa về quê thì sẽ không được tiêm.

Hoặc nếu tiêm ở BV thì gia đình sẽ tự chi trả chi phí. Trong khi đó, nhiều gia đình còn khó khăn, việc thu phí tiêm tại BV sẽ làm tăng nguy cơ trẻ tiêm thiếu mũi hoặc không được tiêm chủng.

Để giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh và chia sẻ với gia đình bệnh nhân, từ tháng 3, Trung tâm Khám sức khoẻ và Tiêm chủng (BV Nhi TƯ) sẽ bắt đầu triển khai các mũi tiêm theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng (miễn phí) cho tất cả đối tượng, kể cả trẻ đang điều trị nội trú.

Đặc biệt, BV sẽ có tư vấn, thăm khám chuyên sâu trước tiêm đối với nhóm trẻ nguy cơ cao.

GS. Lê Thanh Hải cũng thông tin thêm, thời gian thực hiện tiêm chủng từ 7g-17h tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy và Chủ nhật và ngày lễ, Tết. Phụ huynh có thể đưa trẻ xuống tiêm tại Phòng khám sức khoẻ và tiêm chủng (tầng 1, toà nhà Quốc tế S) hoặc Trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tầng 14, nhà 15 tầng của bệnh viện.

9 loại vaccine trong danh mục tiêm chủng mở rộng được thực hiện tại Bệnh viện Nhi trung ương bao gồm: Vaccine Uốn ván (cho bà bầu và trẻ em); Vaccine Lao (BCG); Vaccine Viêm gan B; Vaccine 5 trong 1 (SII); Vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván; Vaccine Bại liệt tiêm, uống; Vaccine Sởi (MVAC); Vaccine Sởi - Rubella (MRVAC); Vaccine Viêm não Nhật Bản (Jevax).

Bảo Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/benh-vien-nhi-trung-uong-tiem-chung-mo-rong-mien-phi-cho-phu-nu-tre-em-4070681-v.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY