Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện Ung bướu lấy 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19

TP HCM-Bệnh viện Ung bướu triển khai lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho 1.400 nhân viên y tế và 600 bệnh nhân, thân nhân nội trú.

Bác sĩ diệp bảo tuấn, phó giám đốc bệnh viện ung bướu tp hcm cho biết: hoạt động lấy mẫu xét nghiệm giúp tầm soát, chủ động phòng chống dịch trong bối cảnh covid-19 đang lây lan mạnh trong các bệnh viện.

"Ngoài ra, do đặc thù các bệnh nhân tại bệnh viện là bệnh nhân ung thư, nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém do phải điều trị hóa, xạ trị nên dễ bị nCoV tấn công. Do đó bệnh viện cần tăng cường phòng dịch để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân", bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh việc chủ động lấy mẫu tầm soát xét nghiệm ncov, bệnh viện giảm thời gian nằm viện của các bệnh nhân để giãn cách. bệnh nhân tái khám, sắp xếp lịch hẹn bệnh theo khung giờ để tránh tụ tập đông người. không tổ chức thăm bệnh tại khoa lâm sàng, mỗi bệnh nhân chỉ có một người nuôi bệnh.

Khu vực sàng lọc luôn có nhân viên y tế túc trực để đo thân nhiệt, khai báo y tế, nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách.

Bệnh viện ung bướu lấy mẫu tầm soát covid-19 cho một nhân viên làm việc tại bệnh viện ngày 7/5. ảnh: bảo tuấn

Bốn ngày qua, 8 bệnh viện trên cả nước, chủ yếu phía bắc, phải cách ly y tế do xuất hiện cụm Covid-19, trong đó có 4 bệnh viện lây nhiễm từ ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Trong đó ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với 43 ca nhiễm, tính đến sáng 8/5. Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, ghi nhận 11 ca. 19 tỉnh thành đã xuất hiện ca nhiễm, trong đó ba ngày qua chủ yếu ghi nhận các ca liên quan viện Nhiệt đới và bệnh viện K.

Tại TP HCM, tính từ đầu dịch đến nay ghi nhận 264 ca Covid-19, trong đó 240 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 24 đang điều trị. Ca nhiễm cộng đồng mới nhất tại TP HCM là trường hợp "bệnh nhân 2910", nam, 28 tuổi, quê Hà Nam, ghi nhận chiều 29/4. Người này ăn tiệc chung với "bệnh nhân 2899" ở Hà Nam, là lao động về Việt Nam từ Nhật Bản.

Bệnh viện Ung bướu TP HCM tổ chức lấy mẫu cho nhân viên y tế và bệnh nhân ngày 7/5. Ảnh: Bảo Tuấn

Chiều 7/5, hcdc thông báo một trường hợp tái dương tính tại tp hcm sau 38 ngày khỏi covid-19. một thanh niên 22 tuổi, từng là "bệnh nhân 2458", hôm 5/5 được bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố xét nghiệm trước khi xuất cảnh, kết quả dương tính.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, TP HCM dừng hoạt động rạp chiếu phim, sân khấu kịch, ca nhạc, massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử từ 18h ngày 3/4. Các sự kiện thể thao và các hội nghị, hội thảo chưa cấp bách cũng phải tạm dừng. Học sinh tại TP HCM dừng đến trường từ ngày 10/5, chuyển sang học online cho đến hết năm học 2020-2021, theo quyết định của UBND TP HCM ngày 6/5.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-ung-buou-lay-2-000-mau-xet-nghiem-tam-soat-covid-19-4274773.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY