Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện Việt Đức không có nhân viên, học viên nhiễm COVID-19

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, tất cả các lớp học tại bệnh viện Việt Đức hiện đang tạm hoãn nên không có học viên theo học tại bệnh viện.

Theo thông tin của Bệnh viện Việt Đức, ngày 13/4/2020 có thông tin cho rằng, Bệnh viện Việt Đức có y tế quê ở xã Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội nhiễm COVID-19 tên L.T.L.

Hiện nay, Bệnh viện Việt Đức có hơn 2.200 cán bộ, thầy Thu*c và nhân viên. Do tình hình dịch bệnh COVID-19, tất cả các lớp học tại hiện đang tạm hoãn nên không có học viên theo học tại bệnh viện.

Qua rà soát, trong số toàn bộ cán bộ, của Bệnh viện, không có tên L.T.L. Trước đó, từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2019, chị L.T.L (sinh năm 1996) là học viên của Khóa đào tạo Điều dưỡng Ngoại khoa cơ bản tại Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên sau khi kết thúc khóa đào tạo, chị L.T.L đã tốt nghiệp và không còn tham gia bất kì hoạt động nào tại Bệnh viện từ tháng 5/2019.

Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành đo thân nhiệt và khai báo y tế cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế khi đến viện tại tất cả các cổng của bệnh viện.

Ngay từ khi xuất hiện dịch COVID–19, mặc dù là bệnh viện chuyên ngành ngoại khoa, không nằm trong số những cơ sở được Bộ Y tế giao tiếp nhận bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã xác định tầm quan trọng của việc phòng chống dịch và đã tập trung chỉ đạo, chuẩn bị nhân vật lực, thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt ngăn không cho dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong bệnh viện.

Bệnh viện Việt Đức đã chuẩn bị tối đa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: tổ chức nhiều buổi tập huấn sàng lọc và xử trí người bệnh nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 cho toàn bộ nhân viên y tế, gửi các thông báo quán triệt tới nhân viên nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

Bệnh viện đã tiến hành đo thân nhiệt và khai báo y tế cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế khi đến viện tại tất cả các cổng của bệnh viện.

​Bên cạnh đó, Bệnh viện đã tiến hành đo thân nhiệt và khai báo y tế cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế khi đến viện tại tất cả các cổng của bệnh viện; đeo “barcode” (mã vạch) bắt buộc cho người nhà người bệnh để xác định đó là người được ở lại chăm sóc người bệnh; phun khử khuẩn thường xuyên các vị trí trong khuôn viên bệnh viện.

Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, hóa chất, vật tư y tế kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch; bố trí khu phòng khám cách ly, khu điều trị cách ly riêng biệt với đầy đủ phương tiện máy móc thiết bị y tế và vật dụng Thu*c men cần thiết trong trường hợp người bệnh ngoại khoa nghi ngờ hoặc có nhiễm COVID-19 cần điều trị.

Đến thời điểm hiện nay không có bất kì trường hợp nào nghi nhiễm hay nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Việt Đức, người bệnh có bệnh lý cần đến khám và điều trị tại bệnh viện có thể hoàn toàn yên tâm.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-vien-viet-duc-khong-co-nhan-vien-hoc-vien-nhiem-covid-19-n172356.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY