Bệnh theo mùa hôm nay

Bí quyết để không bao giờ bị cảm cúm

Cảm cúm và cảm lạnh là 2 căn bệnh dễ mắc phải nhất ở nơi công sở. Khi bị cảm cơ thể bạn nặng nề và mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tránh bị cảm cúm suốt cả năm.

1. Massage

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng massage có thể giảm bớt sự lo lắng, hạ huyết áp và nhịp tim. Trong quá trình massage những căng thẳng phiền muộn của bạn sẽ tan biến, đây là chìa khóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh tần suất massage bao nhiêu là mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bạn nên thực hiện liệu pháp massage giảm stress mỗi tháng1 lần (hoặc nhiều hơn) để mang lại các lợi ích về sức khỏe cho cơ thể.

2. Tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh là một cách tuyệt vời để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh thêm nhiều bạch cầu - các tế bào này sẽ có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh xâm nhập.

Ngoài ra, nước lạnh kích thích não bộ sản sinh noradrenaline - một trong những chất trong cơ thể giúp chống trầm cảm, vì vậy việc tắm nước lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều.

Chúng ta vẫn nghĩ rằng, tắm nước nóng thì sẽ tốt hơn cho cơ thể nhưng sự thật thì nếu muốn phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm hãy tắm nước lạnh mỗi ngày.

3. Gừng


Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.

Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ sớm, những triệu chứng của cảm lạnh sáng biến mất ngay sáng hôm sau.

Gừng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn ăn trực tiếp thay vì chế biến. Tuy nhiên, nếu không chịu được vị cay nồng khi ăn trực tiếp bạn có thể sử dụng mứt gừng hoặc các thực phẩm được chế biến từ gừng.

4.Rửa tay thường xuyên

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh tay hằng ngày là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên không có nhiều người biết điều này.

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên với nước ấm trong ít nhất 1 phút. Nhớ chú ý chà sát và kì sạch phần trước và sau bàn tay, giữa các ngón tay và bên dưới móng tay. Lau khô bằng khăn giấy, hoặc một chiếc khăn tay vải dành riêng cho mỗi thành viên trong gia đình của bạn.

5. Vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm có tác dụng kép giúp cơ thể khỏe mạnh và làn da tươi trẻ, tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm và nhiễm trùng.

Đặc biệt là đối với những người đang chịu đựng nhiều căng thẳng, vitamin C và kẽm có thể giúp ngăn chặn virus từ môi trường bên ngoài.

Hãy uống bổ sung 500mg mỗi ngày khi cỡ thể có dấu hiệu cảm lạnh.

6. Ăn tỏi nhiều hơn

Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Do đó, tỏi là loại Thu*c rất thông dụng trong việc phòng chống cảm cúm.

Ngoài khả năng chống cảm cúm, tỏi còn rất giàu chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm. Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn để cơ thể khỏe mạnh không còn cảm cúm.

7. Sống lạc quan

Theo giáo sư tâm lý Suzanne Segerstrom (Trưởng nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kentucky, Mỹ) nói rằng, họ đã phát hiện ra sự liên quan chặt chẽ giữa trạng thái tâm lý và tình trạng thể chất của con người. Lạc quan không chỉ giúp bạn có cuộc sống vui vẻ, thư thái mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, phòng chống bệnh tật.

Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn lạc quan vui vẻ và cười nhiều hơn, đó chính là bí mật của một cơ thể khỏe khoắn không bao giờ cảm cúm.

Theo Tuyết Nhi - Sức khỏe Gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-quyet-de-khong-bao-gio-bi-cam-cum-n320801.html)

Tin cùng nội dung

  • Thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa những căn bệnh xảy ra ở tuyến liệt liệt, bao gồm cả bệnh ung thư.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Có nhiều cách để cải thiện tâm trạng, giúp bạn trở nên vui vẻ và lạc quan hơn trong cuộc sống.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY