Huyết học hôm nay

Bị thiếu máu nên ăn gì?

(Mangyte) - Mẹ tôi bị tụt hồng cầu, như vậy về lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Mẹ nên ăn uống như thế nào để khắc phục tình trạng này? Mong BS tư vấn giúp, xin cảm ơn. (Tran Thi Hong Phuong - TP.HCM) Ăn uống thế nào cho bổ máu?
Mangyte trả lời: Chào bạn Hong Phuong, Bạn nói mẹ bạn bị tụt hồng cầu nhưng không nói rõ chỉ số hồng cầu, hemoglobin, huyết sắc tố (HCT), các thành phần khác của hồng cầu, gan, lách hạch có lớn không nên chúng tôi khó xác định nguyên nhân gây thiếu máu là nguyên nhân nào để tư vấn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo về thiếu máu như sau:
thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng môi trường sống.
Các triệu chứng thường gặp cho các bệnh lý thiếu máu: da niêm mạc xanh xao, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt khi thay đổi tư thế, dễ bị ngất, cảm giác hồi hộp, chán ăn, buồn nôn. Tùy trường hợp có thể kèm theo gan, lách, hạch to.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu: do mất máu, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12, loét dạ dày tá tràng, bệnh lý về máu, sốt rét ác tính, nhiễm giun móc.
Phòng ngừa: Về chế độ ăn uống, cần bổ sung các thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, cật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo); hải sản; trái cây như mơ, mận đỏ, nho; một số loại trái cây có màu đỏ; các loại đậu hạt; các loại rau xanh: cải ngọt, cải bẹ xanh, rau muống, rau lang; một số loại bánh mì và ngũ cốc. Vo gạo không nên chà xát quá trắng.
Việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân. Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đi khám nội tổng quát để tìm nguyên nhân và có giải pháp điều trị đồng thời được tư vấn chế độ ăn cho phù hợp.
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-thieu-mau-nen-an-gi-3114.html)

Tin cùng nội dung

  • Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY