Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không, tại sao?

Bệnh nhân viêm đại tràng vẫn nên ăn chuối hàng ngày. Chuối giúp giảm viêm loét, giảm đau, cải thiện chứng táo bón, cung cấp các loại vitamin cho cơ thể bạn.

chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mọi người. người bệnh viêm đại tràng không nên kiêng ăn chuối. các bác sĩ khuyến cáo rằng, bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn 1 – 2 quả chuối/ngày để cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, giảm táo bón và giúp cơ thể giải độc.

Bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không?

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc của đại tràng (ruột già) bị tổn thương, sau đó bị viêm nhiễm, sưng đau, lở loét. nguyên nhân gây ra viêm đại tràng là do tiêu thụ thức ăn ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước đá, rượu bia, Thu*c lá,… vi khuẩn và virus trong thực phẩm thông qua thức ăn, Thu*c lá,… xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh vẫn nên ăn chuối, không cần kiêng kỵ loại trái cây này. theo các bác sĩ, trong chuối có chứa nhiều vitamin (vitamin c, vitamin b6, vitamin a, vitamin h), một số loại khoáng chất thiết yếu (magie, kali) và chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể. theo y học hiện đại, chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người như: cung cấp năng lượng, chống chuột rút, giảm trầm cảm, giúp xương chắc khỏe, giảm mệt mỏi, giảm sưng đau, bổ máu, chống đột quỵ, giảm huyết áp,…

Đối với người bệnh viêm đại tràng, chuối là loại trái cây lành tính, cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp người bệnh giảm triệu chứng táo bón khó chịu. theo đông y, chuối chín có có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. thường xuyên ăn chuối chín sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm đại tràng, giảm đau bụng, giảm cảm giác nóng rát ở vùng đại tràng.

Theo một số nghiên cứu hiện đại, chuối xanh cũng là một vị Thu*c tốt cho người bệnh viêm đại tràng. Chuối xanh có đặc tính chống ung thư ruột và kháng viêm, có thể giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng viêm đau đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ trực tiếp chuối xanh mà cần chế biến trước khi dùng.

Dùng chuối chữa bệnh viêm đại tràng đúng cách

1. Ăn chuối chín

Chuối sứ, chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau,… là những loại chuối thơm ngon và bổ dưỡng.

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn chuối mỗi ngày để tình trạng viêm loét được cải thiện và nhận nhiều lợi ích khác từ chuối. theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Bên cạnh ăn chuối, người bệnh cũng cần tiêu thụ thêm một số loại rau xanh, củ quả tươi như: rau dền, rau cải xanh, rau mồng tơi, bắp cải, táo, dâu tây, lê, mận,… Theo nhiều nghiên cứu, rau quả tươi cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, giúp giảm viêm sưng, chữa lành các vết loét.

2. Ăn chuối xanh

Chuối xanh là một vị Thu*c tốt kháng viêm, tốt cho người bệnh viêm đại tràng. Người dùng có thể lấy 1 – 2 quả chuối còn xanh, rửa sạch. Sau đó, cho chuối vào nồi, nấu với nước sạch trong vòng 7 phút.

Sau khi nấu chín, chuối sẽ mất đi vị chát. người bệnh ăn chuối xanh nấu chín trong ngày để cải thiện tình trạng viêm đại tràng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chế biến chuối xanh thành các món ăn như: ốc xào chuối xanh, ếch om chuối,… Người bệnh có thể ăn các món ăn này trong bữa cơm hàng ngày.

Lưu ý, không nên ăn chuối xanh chưa được nấu chín vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Một vài điều cần lưu ý khi tiêu thụ chuối

Không thể phủ nhận lợi ích của chuối đối với sức khỏe cũng như tác dụng của chuối đối với người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, khi tiêu thụ chuối, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

    Không nên tiêu thụ quá nhiều chuối. Trong chuối có chứa nhiều kali, nếu đưa vào cơ thể quá nhiều, gây dư thừa, có thể gây hại cho thận.

Tóm lại, bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn 1 – 2 trái chuối chín/ngày để cải thiện tình trạng viêm đau và tăng cường sức khỏe. người bệnh không nên kiêng ăn chuối vì chuối không gây hại cho bệnh viêm đại tràng. tuy nhiên, chuối chứa nhiều kali, có thể gây hại cho thận nếu tiêu thụ quá nhiều.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-dai-trang-co-nen-an-chuoi)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều Thu*c nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có Thu*c gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? - (Nguyễn Hoàng Lương - Nghệ An)
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY