Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng này đều rất đáng ngại, trong đó có các bệnh răng miệng.

Bệnh đái tháo đường (đtđ) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose trong máu để làm năng lượng. đtđ có thể gây nhiều biến chứng. các biến chứng bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và thậm chí mù lòa. một biến chứng thông thường do đtđ là bệnh nướu răng và các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.

Những người bị ĐTĐ có nguy cơ cao bị viêm nướu, bệnh nướu răng và viêm nha chu (viêm nướu nghiêm trọng vì sẽ phá hủy xương). Bệnh ĐTĐ còn ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu. Bệnh nướu răng cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Ở những bệnh nhân mắc ĐTĐ, hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường, do vậy đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám, gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng hoặc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi hôi khó chịu. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao gây tổn thương, chít hẹp các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng. Khi bị ĐTĐ, sức đề kháng của bệnh nhân bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu cho bệnh nhân. Ngoài ra bệnh ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, khô miệng, viêm loét miệng và một số bệnh lý nhiễm trùng do nấm gây nên.

Các biểu hiện thường thấy khi bị bệnh răng miệng ở người đtđ gồm: chân răng và nướu răng bị chảy máu thường xuyên, đặc biệt là khi đánh răng hoặc xỉa răng. nướu bị đỏ và sưng, ở giữa kẽ và nướu răng thường xuyên có mủ. khi nhai thường có cảm giác đau. răng bị lung lay, tụt lợi, hàm răng không ăn khớp với nhau. lợi bị tách ra khỏi răng, có thể làm cho răng trong dài hơn và lớn hơn. hôi miệng kéo dài, mặc dù đã đánh răng rất kỹ và rất sạch.

Nên đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/ lần, để phòng ngừa các bệnh răng miệng. Ảnh: TM

Nên đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/ lần, để phòng ngừa các bệnh răng miệng. Ảnh: TM

Một số bệnh răng miệng thường gặp do ĐTĐ gây ra gồm:

Sâu răng: Các mảng bám trên răng được hình thành do sự kết hợp giữa thức ăn dư thừa bám trên kẽ răng và vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, về lâu dài sẽ sản sinh ra acid, tấn công lên bề mặt răng của bệnh nhân gây sâu răng.

Viêm nướu răng: Theo thời gian, những mảng bám trên răng sẽ chuyển thành vôi răng nếu không được làm sạch, loại bỏ đúng cách. Vôi răng sẽ kích thích nướu răng, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu và dẫn đến nướu răng bị viêm.

Viêm nha chu: Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm nướu răng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Viêm nha chu làm phá hủy các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng của bệnh nhân trở nên lỏng lẻo, tụt lợi và có thể dẫn đến mất răng. Viêm nha chu gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân mắc ĐTĐ, do bệnh làm tăng mức đường huyết và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

Tưa miệng: Đây là bệnh lý do nấm Candida gây nên. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tưa miệng gồm: đau, có những đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má hoặc vòm miệng, nướu răng bị sưng, hình thành các vết thương hở.

Khô miệng: Khi bị ĐTĐ, quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây khô miệng. Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng, tưa miệng,...

Biến chứng răng miệng ở người đtđ như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu...nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân bị mất răng hoặc tụt lợi.

Để phòng ngừa bệnh răng miệng, bệnh nhân đtđ cần lưu ý: giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. khi làm sạch răng nên sử dụng chỉ nha khoa để làm loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm để xỉa. sử dụng nước muối S*nh l* để súc miệng sau mỗi bữa ăn. không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột. hạn chế hút Thu*c lá vì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và tưa miệng. theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết luôn được ổn định.

Nên đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng, cần đi khám chữa ngay.

BS. Đức Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-rang-mieng-o-nguoi-dai-thao-duong-n180755.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY