Tâm sự hôm nay

Bộ GTVT đề xuất đi lại liên tỉnh không cần tiêm vaccine, xét nghiệm

(MangYTe) - Theo đề xuất của Bộ GTVT, hành khách tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 chỉ cần tuân thủ 5K và các quy định của Bộ Y tế để di chuyển liên tỉnh.

Bộ gtvt đề xuất đi lại liên tỉnh không cần tiêm vaccine, xét nghiệm.

Theo thông tin từ zingnews.vn, sau 3 ngày lấy ý kiến các đơn vị, Bộ GTVT đã sửa đổi, cập nhật bản dự thảo kế hoạch vận tải trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng dịch Covid-19. Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến vào dự thảo này để sớm ban hành.

Tại bản cập nhật này, Bộ GTVT đã bỏ đề xuất yêu cầu hành khách phải đáp ứng điều kiện tiêm đủ vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 hoặc có giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, hành khách trên phương tiện vận tải đi, đến địa phương áp dụng Chỉ thị số 15, 19 chỉ phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.

Vấn đề đặt ra là đến nay Bộ Y tế chưa ban hành hướng dẫn đi lại cho người tham gia giao thông trong giai đoạn bình thường mới, cũng như chưa có ý kiến về dự thảo kế hoạch của Bộ GTVT. "Bộ Y tế cần sớm có ý kiến", đại diện Bộ GTVT chia sẻ.

Trong dự thảo kế hoạch, Bộ GTVT cũng khẳng định sẽ không tổ chức hoạt động vận tải hành khách cho người dân ở địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.

Tuy nhiên, các sân bay, ga đường sắt tại địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được tiếp nhận hành khách để đi/đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.

Đại diện Bộ GTVT cho biết phương án này dựa trên thực tế là một nhà ga, sân bay không chỉ phục vụ người dân trong một tỉnh, mà còn phục vụ các tỉnh lân cận. Trường hợp Hà Nội đang giãn cách theo Chỉ thị 16, người dân Thủ đô sẽ không được đến sân bay Nội Bài nhưng người dân các tỉnh xung quanh vẫn được đến Nội Bài để di chuyển.

Liên quan đến thông tin trên cũng được vietnamnet.vn cho biết: Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu để UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương, sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này): Thực hiện tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1): Thực hiện tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2): Thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt (số chuyến/tháng).

Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới): Được hoạt động trở lại bình thường.

Hòa Thanh (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bo-gtvt-de-xuat-di-lai-lien-tinh-khong-can-tiem-vaccine-xet-nghiem-20210925121837198.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY