Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cá nhân tôi đã đăng ký hiến tạng từ năm 2013

Tối ngày 26/10/2015 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, diễn ra Chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Tối ngày 26/10/2015 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, diễn ra Chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng với sự tham gia của bộ trưởng bộ y tế, Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến,... Báo SK&ĐS trân trọng gửi đến bạn đọc những chia sẻ của Bộ trưởng ngay trước sự kiện này.

PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng có thể cho biết vài nét về nhu cầu ghép mô, tạng trên thế giới?

Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục. Cho đến nay, kỹ thuật này ngày càng phát triển không ngừng và được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là 1 trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20. Hàng năm trên thế giới có hàng triệu người được ghép mô, tạng. Lượng bệnh nhân được ghép mô, tạng cũng ngày càng gia tăng qua các năm. Nhu cầu cần ghép mô, tạng ngày càng lớn.

Theo báo cáo của Mạng lưới chia sẻ mô, tạng Mỹ, hiện toàn nước Mỹ có 121.600 người trong danh sách chờ được ghép tạng, trong số đó 99.201 trường hợp trong danh sách chờ được ghép thận. Trung bình mỗi tháng có thêm khoảng 2.500 bệnh nhân mới bổ sung vào danh sách chờ được ghép thận, 20 phút có thêm 1 người vào danh sách chờ ghép thận. Khu vực Tây Âu có gần 40.000 bệnh nhân chờ được ghép thận, trong khi số các trường hợp hiến từ tử thi chỉ duy trì ở mức 5.000 ca mỗi năm. Danh sách người chờ được ghép tạng ở Trung Quốc cũng lên tới con số 1,5 triệu người. Tỷ lệ ch*t trong khi chờ ghép tim, gan hoặc phổi trong khoảng từ 15-30% tùy thuộc vào loại mô, tạng chờ được ghép. Chính việc thiếu nguồn cung trầm trọng đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chợ đen và nạn buôn bán bộ phận cơ thể người trên thế giới hiện nay. Song hành với nó là tình trạng ghép mô, tạng trái phép trên quy mô toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy về nhân quyền, kinh tế và đạo đức.

PV: Bộ trưởng đánh giá về tình hình và nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam như thế nào?

Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 30/9/2015, số lượng các ca ghép mô, tạng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các con số khiêm tốn: ghép thận (1.116 ca), ghép gan (48 ca), ghép tim (13 ca), ghép thận - tụy (1 ca), ghép giác mạc riêng BV Mắt Trung ương từ 2005 đến nay đã ghép được 1.401 ca. Trong khi đó, nhu cầu người chờ ghép lại ở mức rất cao. Cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép. Riêng chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trong đó có trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc, hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi... Mặc dù số người đăng ký hiến giác mạc cho đến nay đã tăng lên đến hơn 40.000 người, nhưng con số hiến thực tế vẫn rất thấp. Có thể thấy khó khăn trở ngại lớn nhất với ngành ghép mô, tạng của nước ta hiện nay không phải là vấn đề kỹ thuật mà là do thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện cấy ghép.

PV: Vậy những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực ghép mô, tạng của nước ta hiện nay là gì, thưa Bộ trưởng?

Với lịch sử hơn 20 năm phát triển, ngành ghép tạng ở Việt Nam đã có những bước tiến dài về mặt công nghệ, đạt trình độ tương đương với thế giới. Tuy nhiên, về chính sách, tổ chức, quản lý và truyền thông thì chưa theo kịp yêu cầu. Nguồn cung mô, tạng thiếu trầm trọng. Bộ máy, nguồn nhân lực của cơ quan điều phối mới hình thành, còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ số lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một khó khăn nữa là chi phí cho việc cấy ghép mô tạng và chăm sóc sau ghép là rất cao so với thu nhập của phần lớn người dân nước ta. Để tăng số lượng người được điều trị bằng phương pháp ghép tạng thì bên cạnh việc phát triển công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí điều trị; cần phải có sự điều chỉnh chính sách bảo hiểm y tế, thúc đẩy các hoạt động trợ giúp nhân đạo thông qua các hội, đoàn của xã hội dân sự bằng việc đẩy mạnh truyền thông và xã hội hóa. Song song với nó là việc xây dựng và phát triển mạng lưới cấy ghép, cơ quan điều phối quốc gia theo xu hướng chung của thế giới, đồng thời đảm bảo tính tương thích của nó với thực tiễn Việt Nam.

PV: Xin phép hỏi Bộ trưởng một câu riêng tư, Bộ trưởng đã đăng ký hiến tạng chưa và Bộ trưởng suy nghĩ gì về việc này?

Không có gì phải bí mật cả, cá nhân tôi đã đăng ký hiến tặng tất cả các mô, tạng sau khi ch*t, ch*t não, từ năm 2013. Gia đình cũng rất ủng hộ việc làm của tôi. Tôi nghĩ đây là một việc tốt, có thể giúp ích cho những người bệnh và cho khoa học, cho các đồng nghiệp của mình trong việc chữa bệnh cứu người. Cái cảm giác trái tim của mình vẫn tiếp tục đập thình thịch trong lồng ngực của một ai đó và có người được nhìn thấy bầu trời bằng đôi mắt của mình sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất và là một cách để tôi tiếp tục sống nếu một mai không may qua đời.

PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Yến Châu (thực hiện)

Số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy mỗi năm cả nước có hơn 10.000 người ch*t vì T*i n*n giao thông. Chỉ riêng tại BV Chợ Rẫy, mỗi năm có khoảng 1.000-1.500 bệnh nhân ch*t não vì chấn thương sọ não. Tại BV Việt Đức (Hà Nội), con số này cũng xấp xỉ 1.000... Đây có thể nói là nguồn mô, tạng cứu sinh cho nhiều người chờ ánh sáng và chờ ch*t. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, trong đó có cả những vấn đề về nhận thức, quan niệm tâm linh, nhiều trường hợp ch*t não đã không được gia đình đồng ý hiến tặng. Thách thức này khiến ngành y tế chưa thể thực hiện được nhiều ca ghép tạng như mong muốn. Đây là một sự lãng phí rất lớn xét trên nhiều khía cạnh từ sức khỏe con người, kinh tế, khoa học cho đến giá trị xã hội...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bo-truong-bo-y-te-ca-nhan-toi-da-dang-ky-hien-tang-tu-nam-2013-19807.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết cận kề với công việc bộn bề, hối hả, đường xá nườm nượp xe cộ, nhiều người có “trục trặc” về sức khỏe càng tăng tâm lý ngại ra đường. Tuy nhiên, với dịch vụ xét nghiệm tận nơi, tiện ích, mọi người có thể an tâm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà mình.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, giảm béo không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây Tu vong.
  • Đằng sau những ca hiến tạng trên thế giới là những câu chuyện ly kỳ và đầy cảm động, đôi khi người ta cứ ngỡ như trong một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện cổ tích.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY