Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Các loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử dụng bất cứ loại Thuốc nào cũng

nitroglicerin, diltiazem, cortison, anusol-hc, lidocain…là các loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. vì sử dụng bất cứ loại Thuốc nào cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ cho bản thân. do đó, nắm rõ các thông tin về chúng sẽ giúp người bệnh sử dụng được an toàn, tránh được các vấn đề không mong muốn.

I/ Các loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Có khá nhiều phương pháp để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn. tuy nhiên, dùng các loại Thuốc bôi được xem là cách vừa tiện lợi, vừa giúp làm giảm mau chóng các triệu chứng. sau đây, chúng tôi xin gợi ý một số Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn được nhiều người sử dụng:

Nitroglicerin

Thành phần Nitroglicerin trong Thuốc có tác dụng giãn mạch máu. Khi được dùng để bôi lên vùng hậu môn, nó sẽ giúp cho máu được lưu thông đến bộ phận này được dễ dàng. Đồng thời làm cho cơ thắt được lỏng hơn. Điều này tạo điều kiện cho vết rách mau được chữa lành, giảm được các cơn đau đớn cho bệnh nhân.

Ngoài ra, vì là Thuốc có tác dụng trên mạch máu nên dạng Thuốc uống của loại này được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, nếu muốn điều trị bằng  Nitroglicerin thì cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Anusol-HC

Đây là một trong những loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn mà chúng ta không thể bỏ qua. thành phần chủ yếu có trong Thuốc anusol-hc bao gồm: oxit kẽm, pramoxin, dầu khoáng… chúng cũng có khả năng tăng cường lưu thông máu, tạo điều kiện cho máu đến hậu môn được dễ dàng hơn. chính vì thế, nó sẽ giúp các vết thương mau được chữa lành, bệnh nhân cũng sẽ ít bị đau đớn hơn.

Khi điều trị nứt kẽ hậu môn này, bệnh nhân thực hiện như sau: mỗi lần sử dụng, lấy một ít bông sạch thấm một lượng Thuốc vừa đủ và thoa lên vùng hậu môn. mỗi ngày thực hiện khoảng 5 lần là được.

Tetacylin – Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Thành phần chính của Tetacylin là Tetracycline hydrocloride. Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Do đó, nó sẽ giúp vết thương mau được chữa lành. Ngoài việc được dùng để điều trị nứt kẽ hậu môn, Tetracycline hydrocloride còn được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh ngoài da khác.

Cardizem

Tương tự như nitroglicerin, Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn cardizem cũng có tác dụng giãn mạch máu, giảm sự hoạt động của cơ thắt và giúp cơ thắt được lỏng hơn. vì thế mà lượng máu đến để nuôi dưỡng các niêm mạc ống hậu môn được tăng cường. bệnh nhân sẽ thấy ít bị đau hơn, vết rách cũng sẽ mau chóng được chữa lành hơn.

Xem thêm: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh trĩ

Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn Proctolog

Thuốc Proctolog có 2 thành phần hoạt chất chính là Ruscogénines và Trimébutine. Những hoạt chất này đều có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu, trợ tĩnh mạch. Do đó, nó cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Bình thường, Proctolog sẽ được sử dụng với liều lượng là bôi 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, chúng chỉ được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn. Vì nếu bôi trong thời gian dài, Thuốc có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

II/ Một vài lưu ý khi sử dụng các loại Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Sử dụng các loại Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn. tuy nhiên, dùng không đúng cách nó có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn. do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    Cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi thoa Thuốc. Lưu ý là sau khi được rửa bằng nước sạch, hãy lau khô bằng khăn mềm. Không nên dùng các loại khăn giấy có mùi thơm để lau, điều này có thể khiến bệnh nặng thêm do bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Thuốc bôi, bệnh nhân cũng cần phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân. điều này không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn phòng ngừa được nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. do đó, hãy thực hiện lối sống lành mạnh, uống nhiều nước, tăng cường chất xơ để chống táo bón. thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để ngừa nhiễm khuẩn. ngoài ra, hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe cho bản thân. nó không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng mà còn giúp tăng nhu động ruột, tăng lượng máu lưu thông đến hậu môn. vì thế có thể ngăn ngừa được táo bón, tránh nguy cơ bị rách niêm mạc hậu môn.

Trên đây là các loại Thuốc trị nứt kẽ hậu môn mà chúng tôi tổng hợp được. vì chứng bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. do đó, để bảo vệ sức khỏe, hãy thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị chứng bệnh này càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Xem video: Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2 – Điều trị DỨT ĐIỂM bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Xem thêm

    Bệnh trĩ: Nguyên nhân, Dấu hiệu cách điều trị dứt điểm từ chuyên gia
    Đánh giá bài Thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-loai-thuoc-boi-tri-nut-ke-hau-mon-ban-nen-thu)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY