Sức khỏe hôm nay

Cần làm gì khi bị đái tháo đường trong thai kỳ?

Người phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ. Tuy nhiên, không như các dạng ĐTĐ khác, ĐTĐ thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.
Người phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường">đái tháo đường (ĐTĐ) dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ. Tuy nhiên, không như các dạng ĐTĐ khác, ĐTĐ thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.

ĐTĐ thai kỳ là gì?

Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, ĐTĐ thai kỳ chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. ĐTĐ thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐ thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là ĐTĐ thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ týp 1, týp 2, ĐTĐ do dinh dưỡng hoặc ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Ai có nguy cơ

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh ĐTĐ hoặc đã từng mắc ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hay nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:

- Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh ĐTĐ do tuổi tác).

- Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.

- Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg).

- Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột từng phải tiêm insulin bổ sung.

Chẩn đoán

ĐTĐ thai kỳ rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc ĐTĐ thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị ĐTĐ thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những người ĐTĐ thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lúc đó, y tá sẽ lấy mẫu máu. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản.

Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.

Vì sao cần phải phát hiện ĐTĐ khi mang thai?

Rất có thể bạn sẽ đưa ra một câu hỏi cho chúng tôi: ĐTĐ thai kỳ tự khỏi, như vậy có cần phải phát hiện và can thiệp không? Chúng tôi xin trả lời với bạn rằng: rất cần. Nếu không có sự “rất cần” này thì hậu quả của ĐTĐ thai kỳ đối với người mẹ và thai nhi sẽ trở nên rất nghiêm trọng - nghiêm trọng trong quá trình mang thai, trong lúc sinh và ngay cả cuộc sống sau này.

Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại dến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc người bệnh phải dùng Thu*c. Người bệnh ĐTĐ thai kỳ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐ thai kỳ có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu - một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

Cần làm gì?

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh ĐTĐ không mang thai, với 3 biện pháp chính: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng Thu*c. Việc đầu tiên, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh ĐTĐ thai kỳ. Đối với ĐTĐ thai kỳ thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy Thu*c để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.Trong khi bơi, sức nâng của nước sẽ làm giảm áp lực các khớp, không gây chấn thương cho các xương khớp ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc người bệnh phải dùng Thu*c. Người bệnh ĐTĐ thai kỳ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

BS. NGUYỄN THU PHƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-lam-gi-khi-bi-dai-thao-duong-trong-thai-ky-6855.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY